đây là một trong những tồn tại trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) trong 4 năm qua (2008-2011) vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo tại Hội nghị trực tuyến về vấn đề này diễn ra sáng nay 2.5, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, 4 năm qua, tình hình KNTC về tính chất, mức độ phức tạp mặc dù ở một số địa bàn có giảm so với giai đoạn 4 năm trước song về tổng quan thì vẫn diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn KNTC đông người tăng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, KNTC vượt cấp lên Trung ương gia tăng...
đáng chú ý, có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại "liên kết" với nhau để khiếu nại đông người nhằm tạo thêm sức ép lên các cơ quan đảng và Nhà nước; trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối.
"Điều đáng lo ngại là tình hình KNTC đã tác động tiêu cực vào tâm lý, hành động của cán bộ, vào đọi sống xã hội và niềm tin của một bộ phận không nhọ nhân dân, cán bộ đối với chính quyền, đòi họi phải được quan tâm chỉ đạo quyết liệt", Tổng thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Theo báo cáo, có tới 70% nội dung khiếu nại của công dân tập trung chủ yếu liên quan đến đất đai, trong đó tập trung nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thưọng, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức quyền để tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, trong quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; trù dập người khiếu kiện, bao che cho cán bộ dưới quyền; cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng trong hoạt động tố tụng, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong giải quyết KNTC, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này, như "còn hiện tượng giải quyết né tránh, đùn đẩy, thấy sai nhưng không chịu sửa làm cho việc giải quyết (KNTC) lòng vòng, kéo dài, cá biệt có cơ quan không thực hiện đúng trách nhiệm, thẩm quyền được giao, có hành vi bao che, cố ý làm sai; một số vụ việc mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hoặc ý kiến của các bộ, ngành Trung ương nhưng chính quyền địa phương thực hiện chưa triệt để, không nghiêm túc, dẫn đến người dân tiếp tục khiếu kiện gay gắt".
Tồn tại khác, theo ông Tranh, là khi công dân tập trung khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan Trung ương, nhiều địa phương đã "đùn đẩy, né tránh, thiếu quan tâm phối hợp kịp thời với cơ quan Trung ương để vận động công dân trở về địa phương hoặc khi công dân đã về địa phương nhưng không quan tâm đối thoại giải quyết, hoặc tìm thêm giải pháp hỗ trợ nên công dân tiếp tục lên Trung ương khiếu nại".
đáng chú ý, "một số cán bộ công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh, tham mưu giải quyết KNTC có hành vi tiêu cực, vụ lợi".
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho những hạn chế, yếu kém trên cả về khách quan lẫn chủ quan, trong đó có nguyên nhân một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu, giải quyết KNTC thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng nên giải quyết vụ việc "chưa khách quan, chính xác, kịp thời, hoặc chưa bảo đảm vụ việc được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân tiếp tục khiếu nại".
Tập trung giải quyết được trên 85% vụ khiếu nại tố cáo mới
Trong dự thảo Báo cáo, Thanh tra Chính phủ cho biết nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2012 và những năm tiếp theo để làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC là "tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền KNTC; chủ động kịp thời xử lý các vụ việc KNTC, đặc biệt là các vụ việc đông người, gay gắt, phức tạp".
Đi liền với đó là "kiểm soát tốt tình hình KNTC, bảo đảm quyền dân chủ của công dân nhưng không để xảy ra điểm nóng. đối với các vụ việc phát sinh mới, tập trung giải quyết tọ· lệ trên 85%...".
để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trên, ông Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh các địa phương phải tăng cưọng hơn nữa công tác quản lý đất đai; kiên quyết thu hồi đất đã giao, cho thuê nhưng không đúng đối tượng, không sử dụng, sử dụng không hiệu quả, sử dụng sai mục đích; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, những vụ tiêu cực, tham nhũng về đất đai của cán bộ, công chức.
Phát huy tối đa việc đối thoại, gặp gỡ, trao đổi với người KNTC, đặc biệt là đối với các vụ việc đông người, phức tạp, gay gắt cũng được Thanh tra Chính phủ coi là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, giải quyết KNTC từ gốc, bên cạnh giải pháp "đẩy mạnh, tăng cưọng thanh tra công vụ và thanh tra trách nhiệm giải quyết KNTC đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức có trách nhiệm".
Trong báo cáo, Thanh tra Chính phủ cũng đề xuất một số kiến nghị để ngăn ngừa phát sinh các vụ việc KNTC mới cũng như giải quyết hiệu quả các vụ việc tồn đọng, trong đó có kiến nghị Trung ương cần đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai, tiến tới xây dựng Bộ luật đất đai hoàn chỉnh, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trước mắt tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về tài chính đất đai, chính sách bồi thưọng, hỗ trợ, tái định cư, về trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.
đồng thời, Quốc hội cần sớm ban hành luật về tiếp công dân, luật biểu tình làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng quyền KNTC, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để gây rối.
Phát biểu tại sau khi 4 bộ, ngành, cơ quan trình bày các báo cáo liên quan đến giải quyết KNTC, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các tỉnh tham gia phiên họp trực tuyến tập trung làm rõ tình hình, nguyên nhân dẫn tới KNTC thời gian qua, cũng như giải pháp giải quyết KNTC dứt điểm, hiệu quả thời gian tới.
đặc biệt, theo Thủ tướng, tại cuộc họp này, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần nêu rõ hướng giải quyết các vụ KNTC còn tồn đọng hiện nay cũng như giải pháp ngăn ngừa phát sinh KNTC mới khi tiếp tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng cơ sở, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo Cầm
à kiến bạn đọc
Theo quy định giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai, hoặc hổ trợ đền bù do thu hồi đất để triển khai các dự án , thì chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần cuối cùng sau khi chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết , nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp tỉnh đương sự có thể khởi kiện tại tòa án. Tuy nhiên người dân đều làm đơn gửi vượt cấp ra trung ương hoặc cố tình lôi kéo người khác ra trung ương để khiếu kiện để đạt mục đích của mình, cũng có trường hợp Tòa án đã có quyết định giải quyết theo trình tự phúc thẩm, nhưng người dân vẫn khiếu kiện ra trung ương.. Do quy định của luật khiếu nại tố cáo thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại về lãnh vực đất đai là do UBND tỉnh giải quyết cuối cùng, do vậy trong thời gian vừa qua cơ quan chuyên ngành về đất đai như Bộ tài nguyên môi trường như là người ngoài cuộc. để gắn trách nhiệm của Bộ tài nguyên môi trường trong việc giải quyết khiếu nại trong lãnh vực đất đai , là cơ quan am tưọng về luật đất đai, khi giải quyết về lãnh vực này chắc chắn người dân sẽ tin tưởng hơn. đề nghị sớm bổ sung sửa đổi Luật khiếu nại tố cáo, Chính phủ ủy quyền cho Bộ tài nguyên môi trường là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn lần cuối cùng , sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu kiện lên trung ương. Qua kết luận giải quyết cuối cùng của Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường các địa phương phải chấp hành thực hiện. Có thực hiện được như vậy hy vọng trong thời gian đến tình hình khiếu kiện của người dân trong lãnh vực đất đai sẽ giảm. MINH TRÃ