Thả giá điện!

Thứ tư - 02/05/2012 03:14 1.500 0
Khi còn đang khá lúng túng với việc đưa Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường vào cuộc sống, Bộ Công Thương lại vừa có một đề xuất rất đáng chú ý đối với giá điện

 

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chỉnh sửa một số nội dung của dự thảo Luật Giá, Bộ Công Thương kiến nghị chỉnh sửa một số nội dung trong dự thảo như Nhà nước chỉ nên kiểm soát đối với khung giá phát điện, bán buôn, truyền tải, phân phối...
Bộ này cho rằng thị trường điện cạnh tranh hình thành sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp mua bán, do vậy quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân sẽ không phù hợp và thiếu khả thi. Nói cách khác, với đề xuất trên, Bộ Công Thương muốn được thả nổi giá bán lẻ điện.
đề xuất của Bộ Công Thương trong thời điểm và bối cảnh độc quyền cao độ của "ông lớn" Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện nay đã khiến không ít người ngỡ ngàng. Dù rằng nước ta có đặt ra việc tiến đến thị trường điện cạnh tranh, cạnh tranh từ khâu phát đến bán buôn và bán lẻ, song đó là một lộ trình dài với không ít khó khăn phải vượt qua. Theo lộ trình này, thị trường điện cạnh tranh Việt Nam phải đi qua 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014), thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015-2022) và cuối cùng là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).
Nhìn vào lộ trình trên đã có thể thấy ngay ở cấp độ đầu tiên là việc hình thành thị trường phát điện cạnh tranh đã không hề dễ dàng. đặt ra mục tiêu khởi động thị trường này từ năm 2005 nhưng mãi tới giữa năm 2011 mới hoàn thiện các cơ chế cần thiết để vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh. Khởi đầu đã chậm trễ và gian nan thế thì đến khi nào mới đi tới đích cuối cùng là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh?
Chưa biết khi nào mới có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, vậy vì sao bộ chủ quản ngành điện lại sốt sắng như vậy trong việc thả nổi giá điện?
Câu họi trên không khọi khiến nhiều người liên tưởng tới chuyện các "ông lớn" xăng dầu ở nước ta cứ đòi phải được kinh doanh xăng dầu "theo cơ chế thị trường". Nói là thị trường song ai cũng thấy rằng Petrolimex và một vài "ông lớn" khác giữ vai trò chi phối thị trường xăng dầu cả nước. Chuyện mù mọ lỗ lãi thời gian dài vừa qua khiến người tiêu dùng không biết đâu mà lần về giá hợp lý của mặt hàng xăng dầu.
Nhìn vào xăng dầu hay những mặt hàng đang bị những "ông lớn" độc quyền hay một nhóm giữ vai trò chi phối giá cả thao túng, người tiêu dùng hoàn toàn có lý do để lo ngại về đề xuất thả nổi giá bán điện khi mà EVN đang giữ vai trò độc quyền quá lớn. Thả như thế thì người tiêu dùng không lo sao được.
PHAN đđ‚NG

Ý kiến bạn đọc

  • Trần Tuấn
    01/05/2012 23:52

    Mới thập thò nghe lương sắp lên 1.050.000đồng, thì lại nghe giá xăng cũng thập thò, giá điện cũng thò thập và phí cũng bắt đầu chồng phí đúng vào cái ngày oan nghiệt 01/6/2012 này!

  • Lê Mỹ Hà
    02/05/2012 08:20

    Ngành diện & xăng dầu có xây văn phòng làm việc không? Cái ông Công Thương nữa? Chẳng biết ngành điện và xăng dầu có cho mấy ông Công Thương cái xe nào không?

  • MINH TRÍ
    02/05/2012 08:28

    NHÀ NƯỊC KHÔNG THọ‚ THẢ Nọ”I GIÁ Điọ†N, KHI Tđ‚NG GIÁ Điọ†N NGƯọœI DÂN KHÔNG BIẾT KÊU AI.

    để việc tăng giá điện có thể thuyết phục được người dân, vì người dân là khách hàng mà khách hàng đúng nghĩa là thượng đế, thì ngành điện cần phải minh bạch cấu thành giá điện, cần phải công khai cơ sở tính giá điện một cách khoa học. Muốn như vậy các ngành chức năng như Bộ tài chính, Bộ công thương phải xác định rõ chi phí hợp lý cơ cấu trong giá thành sản xuất 1kwh điện và quy định cụ thể tọ· lệ % lợi nhuận định mức đối với ngành điện, để làm cơ sở điều chỉnh giá bán điện, đây chính là giá trần cho phép. Vừa qua Tập đoàn điện lực Việt nam có ý định đề nghị chính phủ điều chỉnh tăng giá điện nhưng qua dư luận phản ánh ý kiến của người dân và qua phân tích của các chuyên gia kinh tế nên dừng lại. Tập đoàn điện lực Việt Nam từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng… nên đã bị lỗ, nay Tập đoàn lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý, vì giá bán điện hiện nay cho các hộ dân cao hơn giá thành sản xuất của ngành điện, như vậy bán điện cho người dân ngành điện không bị lỗ, nay ngành điện lại tiếp tục nâng giá bán điện cao hơn nữa như vậy không hợp lý. Hiện nay Tập đoàn đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung Quốc… Do bị ép giá , giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do Tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại tòan bộ cổ phần cho Tập đoàn, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng, khó kiểm tra kiểm sóat, trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan. đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa, rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của Tập đòan điện lực Việt Nam, đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt Nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. MINH TRÍ

  • Ng Dan
    02/05/2012 10:05

    Tôi tưởng phải có "NHẠC TRƯọžNG" chứ? Cứ mạnh bộ, ban, ngành nào thì bộ ban ngành đó thu sao.

  • Ngọc Hà
    02/05/2012 10:14

    Thật vô lý. EVN đang độc quyền quá lớn như vậy mà đòi thả nổi giá điện. Chắc chắn ở đây có sự bắt tay nhau giữa các ngành độc quyền và cơ quan quản lý nhà nước. Chỉ có dân đen là khổ và thiệt thòi nhất.

  • nguyễn quốc thắng
    02/05/2012 10:33

    Không nên tí nào, giá xăng thả nổi làm dân tình đã khổ lắm rồi, giá điện mà thả nổi nữa thì.... Trước tiên phải xem lại cung cách quản lý, chứ cứ nhè giá mà tăng thì ai làm chẳng được, T. tui làm cũng được!

  • Nguyễn Hồ
    02/05/2012 11:34

    Cái ông Bộ Công Thương luôn bênh vực cho ngành điện mà không bao giọ nghĩ đến giá điện ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và đọi sống người dân.


 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại58,584
  • Tổng lượt truy cập41,126,387
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây