Cục trưởng Cục quản lý giá - Bộ Tài chính xác nhận đã đến lúc phải xem xét, tính toán khả năng tăng giá điện. Vì đến nay cả 3 yếu tố đầu vào của điện gồm tỉ giá, sản lượng phát điện và nhiên liệu đã tăng 3,29%, cùng các khoản lỗ trước đây của EVN cũng gây áp lực cho tăng giá điện.
|
|
Cục trưởng Cục quản lý Giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thọa cho biết tính đến thời điểm này, các yếu tố đầu vào đã khiến giá điện tăng gần 3,3% (42,9 đồng/kWh). Giải thích cho điều này, ông Thọa nói: "Theo tính toán của cơ quan quản lý giá, các yếu tố cấu thành giá điện gồm tỉ giá đã tăng 0,6%, nhiên liệu khí tăng 10,4%, dầu FO tăng 40%, than giảm 0,3%,…". Bên cạnh đó, ông Thọa cho biết thêm hiện Tập đoàn Điện lực VN (EVN) còn những khoản chi phí "treo" từ chênh lệch tỉ giá hơn 15.000 tỉ đồng và chênh lệch mua điện giá cao trong năm 2010 chưa tính vào giá thành điện. Do đó, các khoản này sẽ được Bộ Tài chính, Công Thương tính toán và xử lý trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Tiến Thọa cho biết thêm về vấn đề phân bổ các khoản lỗ còn treo này, liên bộ Tài chính - Công Thương đã nhiều lần đề cập. Về nguyên tắc, các khoản lỗ này được phép phân bổ nhưng không đưa cùng một lúc vào giá điện mà phân bổ dần trong một vài năm để phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế. "đến nay, Bộ Tài chính chưa nhận được ý kiến của Bộ Công Thương nhưng tinh thần là có những biến động và cũng phải có xem xét, tính toán để xử lý với yêu cầu mức độ của mục tiêu kiểm soát lạm phát" - ông Thọa nói.
Hiện EVN đã trình lên Bộ Công Thương ba phương án tăng giá điện. Thứ nhất, tăng giá điện dưới 5%; thứ hai, tăng giá điện 10%; thứ ba, tăng giá điện trong khoảng 5%-10%. Tuy nhiên, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết hiện đơn vị này chưa nhận được bất cứ đề xuất nào từ EVN. "Việc điều chỉnh giá điện hay không sẽ được liên bộ Tài chính - Công Thương tính toán, cân nhắc dựa trên mục tiêu đưa giá điện vận hành theo thị trường nhưng đảm bảo kiềm chế lạm phát" - vị lãnh đạo này nói.
Theo quy định tại Quyết định 24 của Chính phủ về điều hành giá điện, trường hợp chênh lệch giá bán điện bình quân do biến động các thông số đầu vào cơ bản nhọ hơn 5% so với giá bán hiện hành, EVN tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân chi phí sản xuất, kinh doanh chưa được tính hết vào giá bán điện để điều chỉnh giá bán bình quân tối đa 5%, sau khi báo cáo Bộ Công Thương. Như vậy với việc thông số đầu vào làm tăng giá điện khoảng 3,3% mà Cục quản lý Giá đưa ra thì việc tăng giá điện chỉ là vấn đề thời gian.
Trước thông tin có thể tăng giá điện trong thời gian tới, các chuyên gia kinh tế cho rằng cơ quan quản lý chọn thời điểm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang xuống thấp để tính toán tăng giá điện là cách chọn lựa "khôn ngoan". Tuy nhiên, trong bối cảnh các doanh nghiệp (DN) đang gặp khó khăn về vốn, cộng với hàng tồn kho cao, giá điện tăng sẽ tạo áp lực rất lớn cho DN.
Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng tăng giá điện lúc này là rất nhạy cảm, xét đến sức chịu đựng của Nhà nước về việc tạo động lực duy trì tăng trưởng hợp lý bảo đảm an sinh xã hội.
Còn xét dưới góc độ lạm phát thì có thể phù hợp vì lạm phát đang ở mức thấp nhất. Sản lượng điện tiêu dùng đang giảm thì tăng giá ở mức không lớn sẽ có tác động không nhiều đối với chỉ số giá tiêu dùng và không có biến động lớn về giá cả hàng hóa. Nhưng xét về sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, chắc chắn tăng giá điện sẽ làm tăng thêm gánh nặng mà người dân và doanh nghiệp đang phải gánh chịu.
Cũng theo vị chuyên gia trên, cơ cấu giá thành điện VN chưa phân biệt rõ giữa các khâu sản xuất. Do đó, không thuyết phục được người tiêu dùng trong việc tăng giá. Trong khi đó ở một số nước cơ cấu giá điện gồm khâu sản xuất chiếm 60%, khâu truyền tải 32% và khâu phân phối chiếm 8%.
Ngoài ra, giá bán điện tiêu dùng hiện thấp hơn giá bán cho sản xuất và thương mại, trong khi chi phí sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng thưọng cao hơn các đối tượng khác. Điều này dẫn đến sự sai lệch, không phù hợp với phản ánh chi phí thực tế và tính toán mức giá. Việc bù chéo giữa sản xuất và tiêu dùng cũng làm méo mó quan hệ giữa chi phí và giá cả.
Liên hệ với câu chuyện điều hành giá xăng dầu, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cơ chế điều hành giá xăng đang chịu nhiều sức ép phải công khai, minh bạch do có tham chiếu từ giá thế giới. Còn với giá điện không có tham chiếu nên còn tù mù, có công khai nhưng số liệu công khai chưa chắc đã minh bạch vì điện có nhiều nguồn.
Hiện nay, tất cả giá độc quyền của Việt Nam gần như chưa đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch, dễ tiên lượng, trong đó phức tạp nhất là giá điện. Giá điện hiện nay vẫn đang bị biến dạng bởi hai yếu tố: Một là, chi phí ảo; hai là, sự khống chế của Nhà nước nên không tạo ra được giá thực. đó là lý do khiến sức ép minh bạch hóa giá điện không lớn như đối với giá xăng dầu và giá điện xưa nay chỉ có một chiều tăng, chưa bao giọ giảm.
Diệp Anh
Bọ˜ TÀI CHÃNH CẦN CÔNG KHAI CÆ Sọž TÃNH GIà Điọ†N CHO NGƯọœI DÂN BIẾT
để việc tăng giá điện có thể thuyết phục được người dân, vì người dân là khách hàng mà khách hàng đúng nghĩa là thượng đế , thì ngành điện cần phải minh bạch cấu thành giá điện, cần phải công khai cơ sở tính giá điện một cách khoa học. Muốn như vậy các ngành chức năng như Bộ tài chính, Bộ công thương phải xác định rõ chi phí hợp lý cơ cấu trong giá thành sản xuất 1kwh điện và quy định cụ thể tọ· lệ % lợi nhuận định mức đối với ngành điện, để làm cơ sở điều chỉnh giá bán điện, đây chính là giá trần cho phép. Vừa qua tập đoàn điện lực Việt nam có ý định đề nghị chính phủ điều chỉnh tăng giá điện , nhưng qua dư luận phản ánh ý kiến của người dân và qua phân tích của các chuyên gia kinh tế nên dừng lại. Tập đòan điện lực Việt nam từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng vv… nên đã bị lỗ , nay Tập đòan lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý , Vì giá bán điện hiện nay cho các hộ dân cao hơn giá thành sản xuất của ngành điện, như vậy bán điện cho người dân ngành điện không bị lỗ, nay ngành điện lại tiếp tục nâng giá bán điện cao hơn nữa như vậy không hợp lý. Hiện nay Tập đòan đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung quốc vv. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. đề nghị Bộ Tài chính qua tính toán cần công khai cơ sở giá tính điện cho người dân biết , đối với giá bán điện sinh hoạt cho người dân hiện nay nên quy định một mức giá bán như giá bán điện cho sản xuất , chớ quy định giá bán điện theo bảng giá lũy tiến như hiện nay rất thiệt thòi cho người dân, vì ngành điện ghi công tơ điện hàng tháng cho khách hàng không đúng thời gian theo lịch hàng tháng, do vậy khách hàng rất khó theo dõi dễ bị thu theo giá cao vì vượt tiêu chuẩn của ngành điện cho phép.
MINH TRÃ