Điện rục rịch tăng giá

Thứ bảy - 12/05/2012 04:54 1.330 0
Cục trưởng Cục quản lý giá - Bộ Tài chính, ông Nguyễn Tiến Thọa, xác nhận đã đến lúc phải xem xét, tính toán khả năng tăng giá điện
Lạm phát vừa hạ nhiệt, giá xăng vừa giảm nhọ giọt sau 2 lần tăng liên tiếp thì người tiêu dùng lại phải đối mặt với khả năng tăng giá điện. Vì tính đến đầu tháng 5-2012, cả 3 yếu tố thông số đầu vào của điện gồm tỉ giá, sản lượng phát điện và nhiên liệu đã tăng 3,29%, tương đương 42,95 đồng/KWh. Cụ thể: tỉ giá tăng 0,6%, giá khí tăng 10,4% (tăng dầu FO), than có giảm: 0,3%. Sản lượng điện phát: thủy điện giảm: 6,7%; nhiệt điện dầu giảm: 9,73%.
Lại xem xét tăng giá điện
Bên cạnh đó, các khoản lỗ trước đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) còn treo lại do phải kiềm chế giá cũng gây áp lực cho tăng giá điện. Trong đó bao gồm 15.463 tỉ đồng do chênh lệch tỉ giá (tính đến ngày 31-12-2011) và chênh lệch do mua điện giá cao, bán giá thấp khoảng 8.040 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Tiến Thọa cho biết về vấn đề phân bổ các khoản lỗ còn treo này, liên bộ Tài chính - Công Thương đã nhiều lần đề cập. Về nguyên tắc, các khoản lỗ này được phép phân bổ nhưng không đưa cùng một lúc vào giá điện mà phân bổ dần trong một vài năm để phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế. "đến nay, Bộ Tài chính chưa nhận được ý kiến của Bộ Công Thương nhưng tinh thần là có những biến động và cũng phải có xem xét, tính toán để xử lý với yêu cầu mức độ của mục tiêu kiểm soát lạm phát" - ông Thọa nói.
Giá điện đang được xem xét để tiếp tục tăng, trong khi việc điều hành giá điện hiện nay hết sức rối rắm. Ảnh: Họ’NG THÊY
Trước đó, vào tháng 3-2012, một lãnh đạo của EVN đã trả lời báo chí rằng EVN dự kiến đề xuất tăng giá điện 2 lần trong năm 2012 với mức độ tăng giá ít nhất 5% mỗi lần. Chỉ sau đó vài ngày, Tổng Giám đốc EVN, ông Phạm Lê Thanh, có văn bản gửi các cơ quan truyền thông khẳng định tại thời điểm đó, EVN "chưa có đề xuất gì về việc điều chỉnh giá điện".
Tại các cuộc họp báo thưọng kỳ tháng 4 và 5 của Bộ Công Thương, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định tại thời điểm đó chưa có chủ trương tăng giá điện. Trong khi đó, thông tin xem xét tăng giá điện do cục trưởng Cục quản lý giá đưa ra mới đây chỉ sau đúng một tuần so với cuộc họp giao ban của Bộ Công Thương.
Thiếu sức ép minh bạch
Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng tăng giá điện lúc này là rất nhạy cảm, xét đến sức chịu đựng của Nhà nước về việc tạo động lực duy trì tăng trưởng hợp lý bảo đảm an sinh xã hội.
Còn xét dưới góc độ lạm phát thì có thể phù hợp vì lạm phát đang ở mức thấp nhất. Sản lượng điện tiêu dùng đang giảm thì tăng giá ở mức không lớn sẽ có tác động không nhiều đối với chỉ số giá tiêu dùng và không có biến động lớn về giá cả hàng hóa. Nhưng xét về sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, chắc chắn tăng giá điện sẽ làm tăng thêm gánh nặng mà người dân và doanh nghiệp đang phải gánh chịu.
 Cả ba yếu tố thông số đầu vào của điện, gồm: tỉ giá, sản lượng phát điện và nhiên liệu đã tăng 3,29%. Ảnh: NGọŒC HÃ’A
Liên hệ với câu chuyện điều hành giá xăng dầu, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cơ chế điều hành giá xăng đang chịu nhiều sức ép phải công khai, minh bạch do có tham chiếu từ giá thế giới. Còn với giá điện không có tham chiếu nên còn tù mù, có công khai nhưng số liệu công khai chưa chắc đã minh bạch vì điện có nhiều nguồn.
Hiện nay, tất cả giá độc quyền của Việt Nam gần như chưa đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch, dễ tiên lượng, trong đó phức tạp nhất là giá điện. Giá điện hiện nay vẫn đang bị biến dạng bởi hai yếu tố: Một là, chi phí ảo; hai là, sự khống chế của Nhà nước nên không tạo ra được giá thực. đó là lý do khiến sức ép minh bạch hóa giá điện không lớn như đối với giá xăng dầu và giá điện xưa nay chỉ có một chiều tăng, chưa bao giọ giảm.
Chính sách điều hành giá phải rõ ràng
Theo ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, cần minh bạch các định hướng đối với những mặt hàng nhạy cảm. Nhất thiết phải điều hành giá theo kinh tế thị trường, giảm tối đa can thiệp hành chính như hiện nay.
"Chính sách điều hành giá phải rõ ràng, kết cấu giá thế nào, chi phí giá thành ra sao phải được giải trình rõ để tạo sự đồng thuận của người dân.
Vấn đề lòng tin rất quan trọng, chính sách mù mọ càng làm người ta nghi ngọ và bao giọ cũng nghĩ đến tiêu cực nhiều hơn" - ông Hà Huy Tuấn nhận xét.
 
TÔ HÀ

Ý kiến bạn đọc

  • hoang
    11/05/2012 23:46

    Khi cúp điện thì nói là không có nước, còn khi muốn tăng giá điện thì nói là do giá nhiên liệu tăng là sao vậy????????

  • Tony
    12/05/2012 07:10

    ủng hộ Ts. Nguyễn Minh Phong. Nên cân nhắc xem lại động thái tăng giá điện vào thời điểm nhạy cảm này, bớt một phần gánh nặng của người dân và Doanh nghiệp, tạo tiền đề cho an sinh XH và phát triển kinh tế chung của đất nước.

  • luom-oi
    12/05/2012 07:59

    Tăng lương rôÌ€i, dưÌ£a vaÌ€o đó tăng giá điêÌ£n tăng giá nước...Tăng các chi phí cho hết lương chứ sao!.

  • MINH TRÍ
    12/05/2012 10:37

    Bọ˜ TÀI CHÍNH CẦN CÔNG KHAI CÆ  Sọž TÍNH GIÁ Điọ†N CHO NGƯọœI DÂN BIẾT để việc tăng giá điện có thể thuyết phục được người dân, vì người dân là khách hàng mà khách hàng đúng nghĩa là thượng đế , thì ngành điện cần phải minh bạch cấu thành giá điện, cần phải công khai cơ sở tính giá điện một cách khoa học. Muốn như vậy các ngành chức năng như Bộ tài chính, Bộ công thương phải xác định rõ chi phí hợp lý cơ cấu trong giá thành sản xuất 1kwh điện và quy định cụ thể tọ· lệ % lợi nhuận định mức đối với ngành điện, để làm cơ sở điều chỉnh giá bán điện, đây chính là giá trần cho phép. Vừa qua tập đoàn điện lực Việt nam có ý định đề nghị chính phủ điều chỉnh tăng giá điện , nhưng qua dư luận phản ánh ý kiến của người dân và qua phân tích của các chuyên gia kinh tế nên dừng lại. Tập đòan điện lực Việt nam từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng vv… nên đã bị lỗ , nay Tập đòan lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý , Vì giá bán điện hiện nay cho các hộ dân cao hơn giá thành sản xuất của ngành điện, như vậy bán điện cho người dân ngành điện không bị lỗ, nay ngành điện lại tiếp tục nâng giá bán điện cao hơn nữa như vậy không hợp lý. Hiện nay Tập đòan đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung quốc vv. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. đề nghị Bộ Tài chính qua tính toán cần công khai cơ sở giá tính điện cho người dân biết , đối với giá bán điện sinh hoạt cho người dân hiện nay nên quy định một mức giá bán như giá bán điện cho sản xuất , chớ quy định giá bán điện theo bảng giá lũy tiến như hiện nay rất thiệt thòi cho người dân, vì ngành điện ghi công tơ điện hàng tháng cho khách hàng không đúng thời gian theo lịch hàng tháng, do vậy khách hàng rất khó theo dõi dễ bị thu theo giá cao vì vượt tiêu chuẩn của ngành điện cho phép.

  • LTD-Q3
    12/05/2012 10:55

    Lên giá đó! thì sao, ai không đóng thì cắt điện. Nên nói tới nói lui, lên thì lên ai cung phải chịu thôi. Khổ

  • BẢY BÙ LON
    12/05/2012 11:17

    đến hẹn lại lên. Tất cả đều lên , giá cả các thứ đều lên , chỉ có người dân là lên không nỗi. Không biết các chuyên gia kinh tế vĩ mô ngồi tính cái kiểu chi mà nói lạm phát giảm.

  • Nguyễn Phước
    12/05/2012 12:02

    Nếu các tập đoàn kinh tế trọng điểm và kiểm toán nhà nước định kỳ thông báo tài chính công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo cáo lên Quốc hội, thì chắc chắn sẽ hiệu quả rất tích cực cho phát triển kinh tế của mỗi tập đoàn và các tập đoàn.

  • năm lửa
    12/05/2012 12:22

    Lỗ quá ? vậy tại sao hàng loạt đại gia nhảy vô làm thủy điện như HAGL . nhân viên đông hiệu quả thì kém . chuyện đơn giản cái hẻm nhọ xíu của tôi mà tới hai anh đi thu tiền điên riêng để phát sinh chi phí mà.

  • NHToan
    12/05/2012 12:51

    Thiết nghĩ Chính phủ nên trình ra UBTV Quốc hội phê duyệt một Lộ trình tăng giá điện, theo đó mà tăng, không nên điều hành như hiện nay, kiểu làm giá điện như giá xăng dầu thì không ổn. Lộ trình do UBTV Quôc hội duyệt, thì Chính phủ cũng phải theo. Lãi lỗ EVN hạch toán theo giá điện đó, Lộ trình phải làm sao sau vài năm sau đảm bảo thu hồi lỗ những năm qua.

  • Nguyễn Thế Tùng
    12/05/2012 12:55

    Xăng dầu và điện là hai vấn đề ảnh hưởng tới trực tiếp tới nền kinh tế xã hội.Điện chỉ tăng và chưa bao giọ có giảm phải chăng độc quyền về điện nên tập đoàn điện lực mới được nhà nước "ưu tiên" vậy chỉ khổ cho người dân lao động có thu nhập thấp bây giọ giá điện mà người tiêu dùng đã phải trả đã là 124.200đ/1kw chưa tính giá trị gia tăng cho 100 số ban đầu thử họi giá điên còn lên tới bao nhiêu nữa ? cho bù lỗ được khoản lỗ khổng lồ mà EVN đang còn xoay sở trong khi đó lương thấp nhất của nhân viên EVN là 7 triệu/ môt tháng nếu tăng giá điện họ sẽ là bao nhiêu ? chính phủ nên xem xét lại cách quản lí của tập đoàn kinh tế nhà nước này để không xảy ra như vinasin nữa...

  • Trí Dân
    12/05/2012 15:01

    quản lý, điều hành nền kinh tế Quốc gia kiểu "cộng hưởng"

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay4,494
  • Tháng hiện tại12,809
  • Tổng lượt truy cập41,297,009
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây