đại biểu đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ

Thứ ba - 22/11/2011 20:53 759 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Cho rằng tuổi thọ trung bình của phụ nữ hiện cao hơn nam 3 tuổi, khả năng mắc bệnh của nam giới rất cao, nhiều đại biểu đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ thêm 5 năm để bằng với nam giới.

 

Sáng 22/11, tại phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi, quy định độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ được nhiều đại biểu quan tâm, với nhiều ý kiến trái chiều.

đại biểu Bùi Thị An cho biết, gần 50 năm qua quy định tuổi về hưu của nữ luôn thấp hơn nam 5 tuổi. Năm 2000 tuổi nghỉ hưu của phụ nữ có học hàm học vị cao được tăng thêm 5 năm nhưng phải làm đơn xin. Trong điều kiện chiến tranh, sức khọe của phụ nữ kém thì quy định này là phù hợp, nhưng nay điều kiện đã khác nên cần phải điều chỉnh về tuổi nghỉ hưu.

"Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam 3 tuổi (nữ 74, nam 71). Theo ngành y tế, hội chứng chuyển hóa của nam sau tuổi 50 cao hơn nữ, cho nên khả năng mắc bệnh rất cao. Vì thế tôi đề nghị trong Bộ luật lao động phải thể hiện sự bình đẳng nam nữ cùng nghỉ như nhau, trừ trường hợp lao động độc hại, nặng nhọc...", nữ đại biểu kiến nghị.

Cũng theo bà An, chính quy định nữ nghỉ trước 5 năm nên hiện mô hình phát triển của phụ nữ Việt Nam theo hình chóp: mầm non, tiểu học nữ nhiều hơn nam, bậc đại học nữ chiếm 38-40%, số nữ tiến sĩ khoảng 20%, nữ giáo sư, phó giáo sư chiếm 4-12%, nữ đại biểu Quốc hội là 24%, trong số 14 thành viên Bộ Chính trị thì chỉ có một người là nữ...

Ảnh: QH.
đại biểu phát biểu tại nghị trường. Ảnh: QH.

"đào tạo được một cán bộ nữ quản lý điều hành khoa học và lao động kỹ thuật rất khó khăn và rất đắt. đất nước đang cần người tài, đang thiếu chất xám cho nên tôi nghĩ không nên để đội ngũ nữ này nghỉ bởi rất lãng phí. Trong khi các cơ quan, trường học, bệnh viện phải đi thuê những người chưa đủ tầm để tham gia giảng dạy, nghiên cứu", bà Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội nói thêm.

Trước khi đề nghị Quốc hội quy định phụ nữ được quyền lao động đến 60 tuổi như nam giới, nữ tiến sĩ này cho hay, trên thế giới chỉ còn một số nước chưa phát triển mới quy định tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam, còn các nước phát triển thì độ tuổi này gần như ngang bằng.

"Sự bình đẳng giới thực sự là thước đo văn minh và văn hóa của một đất nước cho nên tôi rất muốn trình bày nguyện vọng của tôi thay cho nghìn nghìn đồng chí nữ vì họ rất ngại phát biểu. Các đồng chí đang tuổi 50-52 còn đang rất trẻ, rất khọe, rất trí tuệ", bà An chốt lại ý kiến của mình.

Chia sẻ của nữ đại biểu này ngay lập tức nhận được sự đồng tình của đại biểu đặng Ngọc Tùng. Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng, luật không phải chỉ áp dụng cho một nhóm nhọ mà phải áp dụng cho hàng triệu lao động cho nên phải đứng trên góc độ của những người này để xem xét thông qua luật.

"Tôi tiếp cận với hàng triệu nữ lao động làm việc ở trong các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt trong ngành dệt may, da giầy, thủy hải sản, cao su và các chị đó bảo: 'Công đoàn ơi là công đoàn, chúng em không tài nào làm nổi đến 55 tuổi đâu, vì công nhân cạo mủ cao su 5h sáng phải ra rừng, ra lô mà cạo mủ, 40 tuổi chúng em đã run tay cạo không nổi rồi. Nguyện vọng của chúng em muốn có sổ hưu, muốn được nghỉ hưu", ông Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ.

Dù cho rằng quy định nữ nghỉ hưu sớm hơn nam là sự ghi nhận và tôn vinh người phụ nữ, nhưng theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, vị trí, vai trò người phụ nữ hiện nay trong đọi sống cũng có những thay đổi nên nếu để tuổi nghỉ hưu 55 thì cũng có những thiệt thòi.

đề nghị phân biệt rạch ròi việc nghỉ hưu là quyền hay nghĩa vụ, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, nếu là nghĩa vụ thì phải bình đẳng nam nữ, còn nếu là quyền thì ưu tiên cho phụ nữ. Việc hưởng lương hưu là quyền nên cần ưu tiên cho nữ sớm hơn.

"Tôi nhất trí nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi được hưởng lương hưu, nhưng xét về nghĩa vụ thì lao động phải bình đẳng. Suy luận như vậy thì rõ ràng nam và nữ đều phải có nghĩa vụ lao động đến 60 tuổi và riêng lao động có chuyên môn cao thì có thể có những quy định riêng", đại biểu Hùng chia sẻ.

Lý giải điều này, ông Hùng cho hay, chưa có cơ sở nào để quy định nghĩa vụ lao động của người phụ nữ thấp hơn nam giới, trong khi hiện nay tuổi thọ của nữ cao hơn nam.

Nguồn tin: VnEpress.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay6,124
  • Tháng hiện tại57,494
  • Tổng lượt truy cập41,125,297
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây