Giai đoạn 2012- 2015: Bố trí tập trung, đem lại hiệu quả thiết thực

Thứ ba - 22/11/2011 20:47 1.762 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Nhu cầu vốn để hoàn thành các công trình đang dang dở đã được Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2012 - 2015 khoảng 500.000 tọ· đồng, trong khi hiện chúng ta có chỉ hơn 220.000 tọ· đồng.

Vì vậy, trong thời gian tới, khi triển khai chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ có thể tạo ra "cú sốc" cho các địa phương, bộ, ngành do buộc phải cắt bọ rất nhiều dự án. đây là việc "cực chẳng đã" nhưng vẫn phải làm vì đã đến lúc phải bố trí tập trung, đem lại hiệu quả thiết thực, có điểm nhấn. Nếu cơ bản hoàn thành chủ trương này thì không những không gây lãng phí mà tạo tiền lệ là Nhà nước và tư nhân cùng làm…
 
Vốn ngân sách nhà nước đang eo hẹp, vốn trái phiếu Chính phủ thì không thể phát hành thêm so với 2011, trong khi có quá nhiều dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. đây là lý do Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước tăng cưọng quản lý đầu tư công, và có báo cáo rà soát nhu cầu vốn 2012 - 2015 trước ngày 30-11.




Công nhân Thủy điện đồng Nai 3 lắp đặt thiết bị. Ảnh: Ngọc Tâm
 



Quy trách nhiệm cho người ký quyết định đầu tư
 
Theo Bộ trưởng Bộ KH & đT Bùi Quang Vinh, thời gian qua, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ đã dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách và vốn trái phiếu Chính phủ. thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém đang gây ra sự phân tán và lãng phí nguồn lực nhà nước. Tại nhiều địa phương, đầu tư hàng năm không liên quan gì đến kế hoạch 5 năm, dự án không trọng điểm "phình vốn" hơn dự án trọng điểm.
 
Trước tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1792 kiên quyết yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cưọng quản lý đầu tư công. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu người ký quyết định đầu tư phải đứng ra chịu trách nhiệm xác định nguồn vốn và cân đối vốn các dự án. Nếu để xảy ra lãng phí, tổn thất thì người này sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật. đối với các dự án đã được Bộ KH & đT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định về nguồn vốn và phần vốn ngân sách T.Ư cho dự án đủ điều kiện bố trí vốn, Bộ KH & đT có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng đảm bảo cân đối vốn. Chỉ thị 192 nhấn mạnh người ký quyết định mà không bố trí được vốn, làm cho dự án thi công kéo dài, gây lãng phí thì phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc kéo dài gây ra. Ngay cả T.Ư, nếu đã cam kết với địa phương là dự án khả thi nhưng không cấp chi vốn thì trách nhiệm đương nhiên là của Trung ương.
 
Chi tiêu "dè xẻn" trong 5 năm tới
 
Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, kể từ năm 2012, tất cả các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn được giao để không gây tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Mọi trường hợp bổ sung vốn, điều chuyển trong nội bộ ngành, lĩnh vực chỉ được thực hiện khi cơ quan giao vốn đã chấp thuận. Các bộ, ngành, địa phương tự cân đối các nguồn vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình.
 
Vốn từ ngân sách nhà nước sẽ ưu tiên cho những dự án đã hoàn thành và bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31-12-2011. Kế đó là những dự án dự kiến cần phải hoàn thành trong năm 2011 và vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án. Nếu vẫn còn vốn mới tính đến những dự án đang thực hiện hoặc dự án mới nhưng phải hạn chế tối đa.
 
Theo ước tính sơ bộ trong 4 năm 2012 - 2015, vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đáp ứng được khoảng 36% nhu cầu vốn của các dự án trong danh mục đã được ủy ban Thưọng vụ Quốc hội phê duyệt. để đảm bảo cân đối và sử dụng có hiệu quả vốn trái phiếu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước sẽ phải thực hiện nghiêm túc chủ trương không bổ sung thêm dự án mới, đồng thời triển khai việc rà soát, sắp xếp các dự án đã có trong danh mục sử dụng vốn trái phiếu và phân bổ trái phiếu 5 năm (2011 - 2015) và kế hoạch 2012.
 
đáng chú ý là theo tinh thần của Chỉ thị mới, Chính phủ chính thức "bung cánh cửa" đầu tư cho tư nhân. Không chỉ trông chọ vào nguồn vốn nhà nước, các địa phương còn có thể huy động vốn tư nhân. Những dự án không nằm trong diện được ưu tiên vốn ngân sách và trái phiếu sẽ được chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác như: BOT, BT, PPP… bao gồm: Các dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư, các dự án có thể thanh toán bằng quyền sử dụng đất, các dự án có thể bán hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay2,980
  • Tháng hiện tại54,350
  • Tổng lượt truy cập41,122,153
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây