|
Tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2012, Cục thuế đắk Lắk đã tổ chức cưỡng chế 124 Doanh nghiệp thu về hơn 41 tỉ đồng. |
Tính từ đầu năm lại nay, ngành thuế đắk Lắk đã phải làm công việc chẳng ai muốn chút nào đó là phải tiến hành cưỡng chế hàng trăm doanh nghiệp nợ thuế, tồn đọng từ lâu.
Tính đến cuối tháng 4/2012, Cục thuế tỉnh đắk Lắk đã ra quyết định thực hiện cưỡng chế 124 doanh nghiệp thu về số tiền hơn 41 tỉ đồng, đây là số tiền rất nhọ trong tổng số nợ hàng trăm tỉ đồng.
Ông Trần đăng đức, Cục phó cục Thuế đắk Lắk cho biết, chúng tôi đã chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh những doanh nghiệp nợ từ 30 triệu trở lên, hiện nay nợ khó thu có nhiều vấn đề như khó khăn về tài chính, phá sản, bọ trốn…
Quyết định vô thời hạn của huyện Ea Kar về chuyện đòi nợ thuế có nói, nếu cố tình không thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước sẽ tổ chức cưỡng chế. |
Quá trình làm ăn có những dạng đột xuất bọ đi, mất tích, chết, phải treo lại, hoặc xóa thuế. Chúng tôi có cơ chế phối hợp với công an, các doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế, trong quá trình thực hiện cưỡng chế thuế làm đúng theo luật quản lý thuế.
Hiện nay có những đơn vị nợ thuế đến nhiều tỉ đồng nhưng không thể nào thu được và được đưa vào diện nợ khó thu, vì công ty đã ngừng hoạt động như Công ty TNHH TM Minh Nguyệt ở Cư M’ga nợ 2,7 tỉ đồng trong đó thuế GTGT là 1,28 tỉ đồng, tiền phạt 1,33 tỉ đồng. đây có thể xem là một trong những trường hợp điển hình cho việc nợ thuế không thể đòi được, ngoài ra còn rất nhiều trường hợp như thế này, bắt buộc bên cơ quan thuế phải treo nợ.
Tại huyện Ea Kar, tổng số nợ đọng gần chục tỉ, đây là một trong những huyện có số nợ ít của ngành thuế đắk Lắk, tuy nhiên việc thu hết thuế nợ đọng cho nhà nước chẳng khác nào đường lên trọi. Hàng loạt phương pháp, biện pháp được ngành thuế đưa ra nhưng dưọng như chưa phát huy hiệu quả.
Ngày 8/3/2012, UBND huyện Ea Kar đã ra quyết định 171/Qđ-UBND không thời hạn về việc thành lập đoàn chống thất thu thuế và nợ thuế, thành phần gồm, Chi cục thuế làm trưởng đoàn, Công an kinh tế và đội quản lý thị trường làm thành viên.
Trong quyết định này nói rõ, căn cứ vào số liệu nợ thuế của tổ chức cá nhân trên địa bàn, trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân động viện, giải thích yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho Nhà nước.
đối với các trường hợp dây dưa, chống đối, cố tình không thực hiện nghĩa vụ thuế thì lập hồ sơ đầy đủ, thủ tục, báo cáo, đề xuất UBND huyện Ea Kar tổ chức cưỡng chế để thu thuế đúng quy định của pháp luật.
đến ngày 11/4/2012 Chi cục Thuế huyện Ea Kar có công văn số 158/CCT-QLN gửi cho Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức Tín dụng trên địa bàn huyện Ea Kar.
Nội dung công văn đề nghị các đơn vị, tổ chức trên cung cấp thông tin số hiệu tài khoản, nội dung giao dịch tài khoản tại thời điểm lập báo cáo và các thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện Ea Kar, để Chi cục Thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế theo quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ông Nguyễn Bá Vụ, Chi cục phó Chi cục Thuế huyện Ea Kar cho biết, chúng tôi đã làm đủ mọi cách rồi, vừa qua chúng tôi có thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về các doanh nghiệp nợ đọng thuế, chúng tôi làm đầy đủ thủ tục những đơn vị nợ đồng thời xác minh qua ngân hàng để xem có số dư hay không, nhưng hầu như không có, nếu có thì cũng rất ít. Sau đó cho sao sổ 60 ngày của trước đó xem có giao dịch gì không, sau này có hướng giải quyết tiếp theo (trong luật không có nhưng bắt buộc phải làm như thế).
Ông Nguyễn Bá Vụ, chi cục phó chi cục Thuế huyện Ea Kar cho biết: nếu như gia hạn cho các doanh nghiệp sợ nhất là nợ chồng thêm nợ. |
Những trường hợp đổ bể phải đưa vào nợ khó thu, tài sản của họ đã thế chấp ngân hàng, ngân hàng bán tài sản cũng không đủ trả cho họ nói gì đến thuế, có những khi chúng tôi xuống thống kê, xác minh tài sản nhưng các Doanh nghiệp lại không phối hợp, nên rất khó, trong lúc đó chúng tôi mọi lên cũng không thấy lên.
Cũng có nhiều doanh nghiệp gọi lên viết bản cam kết đàng hoàng nhưng cam kết vậy thôi chứ không nộp thì cũng phải chịu, chứ chẳng biết làm sao.
Hầu hết các Công ty xây dựng, nợ tiền xây dựng cơ bản gần như đổ bể, có những doanh nghiệp mua bán nông sản mặc dù nợ rất nhiều nhưng vẫn có số thu, nợ thì vẫn nợ mà nộp thì vẫn nộp, điều hiện nay chúng tôi lo sợ nhất là chuyện gia hạn nợ, lúc đó nợ sẽ chồng nợ, đã khó đòi lại càng thêm khó.
Câu chuyện nợ thuế của các doanh nghiệp thời buổi khó khăn câu chuyện chưa giọ có hồi kết. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra những vấn đề này?, liệu Nhà nước có thu hồi được toàn bộ số tài sản nghĩa vụ này hay không?, ai sẽ đưa ra lời giải cho bài toán hóc búa này?.
(Còn tiếp) Hải Dương - Nguyễn Nam
à kiến bạn đọc
TÃŒNH TRẠNG CHAY ÃŒ Nọ¢ đọŒNG THUẾ HIọ†N NAY CủA CÃC DOANH NGHIọ†P đÂU LÀ NGUYÊN NHÂN ?
Hiện nay nước ta tình hình hình kinh tế khó khăn , thị trường bất động sản bị đóng băng , nên có nhiều doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ, nợ vay ngân hàng không thanh tóan được, nên chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế đúng thời gian quy định. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp họat động kinh doanh có lãi , có khả năng nộp ngân sách, nhưng vẫn cố tình không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Do cơ chế chính sách quy định kéo dài thời gian cho các đối tượng nộp thuế , nên những năm qua vấn đề nợ đọng thuế của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh liên tục gia tăng, mặc dù chính quyền địa phương các cấp và ngành thuế đã tích cực có nhiều biện pháp tích cực nhưng cũng chưa chuyển biến . Bộ tài chính chỉ đạo phấn đấu nợ tồn đọng thuế cuối năm chỉ dưới 5% , nhưng thực tế các địa phương đều nợ thuế tồn đọng trên 10% , cá biệt có địa phương hơn 50% nợ thuế tồn đọng. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về mặt khách quan do chế độ chính sách nộp thuế các đối tượng nộp thuế trước đây được kéo dài đến 90 ngày, nay quy định cho phép kéo dài đến 180 ngày, nếu quá thời gian đó ngành thuế mới áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý . Trong thời gian này các đối tượng nộp thuế chỉ nộp tiền phạt thuế do nộp chậm, số tiền nộp phạt chậm thấp hơn so với mức lãi vay hiện nay của các ngân hàng, hiện tại ở mức lãi suất từ 17 đến 19%/ năm, do vậy không doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào lại đi vay ngân hàng để nộp thuế với mức lãi suất cho vay quá cao như hiện nay. Về mặt chủ quan có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh làm ăn có tinh thần trách nhiệm , đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đúng theo thời gian quy định, tuy nhiên có doanh nghiệp , hộ kinh doanh cố tình trốn thuế ,khi biết đến thời điểm ngành thuế sẽ áp dụng các biện pháp hành chính thì các đơn vị này đã tẩu tán tài sản , nơi kinh doanh chỉ là nơi thuê mặt bằng để kinh doanh , nơi ngân hàng đăng ký tài khoản thì không còn số dư . Cuối cùng cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra để xử lý , nhưng không xử lý được do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm tội trốn thuế , vì các tổ chức này chỉ nợ thuế chứ không phải trốn thuế. Ngoài ra việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu cũng là vấn đề báođộng , vì có nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ khống để hoàn thuế giá trị gia tăng, nhiều vụ đã có đến hàng trăm tọ· đồng. để khắc phục các vấn đề nêu trên cần phải nghiêm khắc xử lý các hành vi cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người tham gia kinh doanh , đối các nước trên thế giới vấn đề trốn thuế là tội rất nặng, được điều chỉnh trong bộ luật hình sự, nhưng đối với nước ta chỉ xử lý biện pháp hành chính là chủ yếu, nên không mang tính răn đe. Xác định thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, đề nghị Chính phủ nên có hướng dẫn quy định thời gian cụ thể yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế , nếu quá thời gian các đối tượng phải nộp thuế mà không nộp thì coi như tội trốn thuế phải xử lý theo bộ luật hình sự. Bên cạnh đó các tổ chức thanh tra nhà nước hoặc thanh tra chuyên ngành thuế tăng cưọng công tác thanh tra các đơn vị nào có dấu hiệu hoạt động tài chính không lành mạnh,không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, hy vọng những năm tới tình hình chay ì ,nợ đọng thuế sẽ giảm. MINH TRÃ