Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Nguyễn Quốc Tuấn, giám đốc một doanh nghiệp xây dựng ở quận Thanh Xuân - Hà Nội cho rằng, mặc dù ngân hàng hạ lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay, nhưng doanh nghiệp muốn vay được vốn không phải dễ.
Ông Tuấn đưa lý do, trở ngại lớn nhất hiện nay cho các doanh nghiệp vừa và nhọ là phải chứng minh được năng lực tài chính, cũng như các khoản thanh toán qua ngân hàng một cách minh bạch, chưa kể phải có tài sản thế chấp. Vì thế, bình thưọng ở mức 18% cũng đã khó vay, nay quy định là 13% thì càng khó cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp than vãn vì rất khó vay vốn ngân hàng
để chứng minh, ông Tuấn cho luôn ví dụ: Khi mới nhận được thông tin, biết doanh nghiệp mình thuộc diện cho vay, ông Tuấn hồ hởi làm hồ sơ, nhưng khi đưa đến ngân hàng thì nhận được thông tin chưa thể vay với mức lãi suất đó vì chưa có hướng dẫn. Vì cần tiền, ông cắm luôn sổ đọ của gia đình đểí thế chấp, nhưng đã bị ách lại khi ngân hàng thẩm định tài sản thế chấp thấp hơn rất nhiều so với thực tế.
Theo đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, hiện công ty chưa tiếp cận được nguồn vốn vay 13%/năm, trong khi, một số khoản vay của công ty vẫn đang phải chịu mức 17-18%/năm. Thậm chí, theo vị này, nếu có tiếp cận được nguồn vốn 15% cũng vẫn còn là cao, rất khó để doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Những băn khoăn, bức xúc của doanh nghiệp về vấn đề tiếp cận vốn không phải là không có cơ sở, khi ủy ban giám sát tài chính quốc gia vừa công bố số liệu khảo sát hơn 60 doanh nghiệp tại TP.HCM và đà Nẵng trong tháng 4/2012 về thực trạng tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng năm 2011 và 3 tháng đầu năm 2012. Theo đó, có tới 63% doanh nghiệp được khảo sát trả lời hầu như không thể tiếp cận vốn tín dụng trong khoảng thời gian này. Có 72,2% doanh nghiệp phản ánh tình trạng bị chiếm dụng vốn và 61,5% doanh nghiệp thừa nhận có khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng trong 12 tháng tới.
Vì thế, ủy ban này cũng đưa ra đánh giá, hiện nay khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng của các doanh nghiệp khó khăn hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp giảm sút, kéo theo hiện tượng lan rộng và chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hiện đang tồn tại một nghịch lý, đó là ngân hàng thừa tiền, trong khi đó doanh nghiệp có nhu cầu thì lại không vay được vốn, vì hàng hoá sản xuất ra không bán được, không có gì để thế chấp cho ngân hàng.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo của nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, sở dĩ doanh nghiệp khó tiếp cận được với vốn là do nhiều nguyên nhân, trong đó lãi suất chỉ là một trong những trở ngại mà thôi. Ông đoàn Văn Thắng, Phó TGđ Ngân hàng Bưu điện - Liên Việt cho biết, hiện ngân hàng của ông đúng là có tình trạng là thừa vốn. Nguyên nhân thì do doanh nghiệp chưa đủ điều kiện vay, còn nếu doanh nghiệp đủ điều kiện thì phía ngân hàng sẵn sàng cho vay. Trong hoàn cảnh mà doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn thì dù ngân hàng có thừa hay thiếu vốn thì ngân hàng cũng không thể mạo hiểm cho vay được.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại (xin được dấu tên - PV) lý giải nguyên nhân, hiện nay vấn đề cơ bản là doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn để ngân hàng cho vay tiếp, bởi rất nhiều doanh nghiệp đang nợ đầm đìa, nợ xấu lớn, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, sản phẩm làm ra không bán được…Trước thực trạng đó, ngân hàng dù rất muốn cho vay nhưng cũng đành chịu, vì không thể mạo hiểm với rủi ro được.
Cùng quan điểm với lãnh đạo ngân hàng thương mại nọ, TS đoàn Văn Thắng lý giải thêm về nguyên nhân ngân hàng "cảnh giác" với doanh nghiệp, ông cho biết, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang tìm cách "lẩn trốn" ngân hàng khi ngân hàng liên lạc để giải quyết nợ quá hạn.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: "Tôi nghĩ doanh nghiệp khó có thể hồi phục được với lãi suất 13%, may ra chỉ có một số doanh nghiệp sống vất vưởng mà thôi. Hồi phục là thế nào? Là lúc đã lấy lại được sức khoẻ và có thể tiếp tục phát triển đi lên. Chứ hiện nay với lãi suất 13%/năm thực ra thì 18 - 20% cũng chỉ đủ để doanh nghiệp ốm yếu sống lay lắt được chứ không thể nói là hồi phục được. Muốn doanh nghiệp có thể hồi phục được, có thể phát triển để cạnh tranh với đối thủ nước ngoài thì lãi suất phải dưới 10%/năm". |
Hà Khê
Minh Trí (13-06-2012 | 12:59 )
Hiện nay hàng chục ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất nợthuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh tóan trong hợp đồng đã ký kết vv.. Mặc dù vừa qua Ngân hàng nhà nước liên tục giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp cũng không thể nào tiếp cận được nguồn vốn vay. Không có vốn để họat động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất công ăn việc làm ,đây là vấn đề trăn trở nổi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Tuy nhiên đối với Ngân hàng nhà nước vẫn có quan điểm không có gì phải vội. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phù hợp. Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng bộ phận phân tích, công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định: "Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ khiến cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế một cách chủ động hơn. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ đồng nghĩa với việc tín dụng có nguồn đểtăng trưởng, và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản lên thị trường". Vì vậy, theo ông Tuấn, ngay thời điểm này, việc bọ trần lãi suất là hoàn toàn hợp lý. đa phần đều thống nhất quan điểm trên, tuy nhiên chỉ riêng Ngân hàng nhà nước không đồng tình quan điểm này, cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp , như vậy không biết đến lúc nào mới thích hợp ? Có lẽ đến lúc tất cả các doanh nghiệp trong cả nước không còn họat động nữa mới thích hợp ? Vì lý do NHNN đưa ra chưa áp dụng trần lãi suất đối với doanh nghiệp thật sự không thuyết phục người dân kể cả các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm. Thực tế tại thời điểm hiện nay các doanh nghiệp phải vay với mức lãi suất từ 17 đến 19 % /năm, qua đó chứng tọNHNN đang bảo vệ lợi ích của các ngân hàng thương mại chứ không vì lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang chọ sự quyết định đúng đắn, công tâm, kịp thời của NHNN.
Nguồn tin: nguoiduatin