đắk Lắk: Giúp trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Thứ hai - 19/03/2012 02:13 1.367 0
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hoà nhập Trẻ khuyết tật đắk Lắk được thành lập năm 2007 trên cơ sở phát triển trường Hy vọng dạy chuyên biệt học sinh khuyết tật.

Một buổi học của học sinh khuyết tật tại trung tâm.

đây là trung tâm dạy trẻ khuyết tật đầu tiên của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Nhiệm vụ của Trung tâm nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và những kỹ năng sống cần thiết để các em có điều kiện hoà nhập cộng đồng.

Trung tâm đã phối hợp với các phòng Giáo dục - đào tạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham gia hỗ trợ giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật tại các trường mẫu giáo, tiểu học. Trung tâm tư vấn hướng nghiệp, tìm kiếm các nghề phù hợp hiện có tại địa phương cho các học sinh lớn tuổi học và thực hành.

Hiện nay, Trung tâm đang tổ chức nuôi dạy 110 học sinh khuyết tật học chương trình tiểu học phổ thông, trong đó có 27 em là người dân tộc thiểu số.

 
Kết hoa nhập cho các cơ sở, cửa hàng trên thành phố

Các lớp học gồm lớp khiếm thính, khiếm thị, can thiệp sớm, chậm phát triển trí tuệ. Trung bình mỗi lớp học là 7 - 8 em, lớp nhiều nhất là 11 em với độ tuổi từ 6 đến 16.

Do chưa có chương trình thống nhất dành riêng cho học sinh khuyết tật, nên Trung tâm đã chủ động điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp cho từng lớp và từng đối tượng học sinh, giúp các em tiếp thu một cách nhanh nhất. Học sinh của Trung tâm được miễn học phí, được cấp sách giáo khoa và vở viết, được trợ cấp bằng 80% mức lương tối thiểu.

Trung tâm thưọng xuyên tổ chức cho giáo viên làm và tham dự cuộc thi làm đồ dùng dạy học, truyện tranh cho học sinh khiếm thị tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Qua các cuộc thi, giáo viên của Trung tâm đạt 1 giải nhì, 1 giải 3 và  đạt 1 giải khuyến khích.

Trung tâm tổ chức học ngày 2 buổi. Trong buổi sáng, dạy kiến thức văn hoá tiểu học phổ thông theo chương trình của ngành giáo dục. Buổi chiều, Trung tâm dạy các môn mỹ thuật, âm nhạc, tin học, dạy nghề hướng nghiệp và kỹ năng sống cho các em.

Trung tâm tổ chức các hoạt động đoàn, đội, sinh hoạt nhóm, giao lưu văn hoá văn nghệ, TDTT, các trò chơi dân gian với các đơn vị bạn; đưa học sinh tham quan các danh lam thắng cảnh và các công trình văn hoá tại địa phương vào các ngày lễ lớn.

Sau khi dạy một số kiến thức cơ bản, kỹ năng sống Trung tâm đưa các em ra bên ngoài để tiếp tục học tại các trường học cơ sở và làm việc hoà nhập cộng đồng. Trung tâm đã thành lập một tổ giáo viên có 4 người chuyên hỗ trợ giáo dục để đến các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh phối hợp với các các trường trao đổi về phương pháp giảng dạy, đánh giá chất lượng học sinh học hoà nhập...

Từ năm 2009 đến 2011, Tổ hỗ trợ giáo dục đã tham gia dạy hỗ trợ 145 em khuyết tật ở các trường tiểu học, trung học cơ sở với số lần hỗ trợ hoà nhập đạt trung bình 3 lần/em/năm.

Nhọ tổ chức tốt công tác dạy chuyên biệt học sinh khuyết tật, sau khi học tại Trung tâm, những học sinh này trở về các trường trung học cơ sở, đã học tập như những học sinh bình thưọng và có khả năng hoà nhập với cộng đồng.

Trung tâm cử 3 giáo viên chuyên tham gia công tác "can thiệp sớm", tạo điều kiện cho học sinh có khả năng học có kết quả tốt hơn.

Trong năm qua, Trung tâm đã tiếp nhận và lập kế hoạch "can thiệp sớm" cho 46 cháu, trung bình mỗi cháu 1 lần/tuần đến trung tâm.

 
Dù khuyết tật nhưng các em luôn cố gắng học nghề thực hiện phương châm "Tàn nhưng không phế".

Ngoài ra, nhóm "can thiệp sớm" cùng Ban giám đốc Trung tâm xây dựng và chia sẻ với giáo viên các trường mầm non bằng cách xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ một cách hợp lý.

đối với học sinh lớn tuổi, nếu phụ huynh có nhu cầu, Trung tâm tổ chức tư vấn hướng nghiệp, tìm kiếm các nghề nghiệp phù hợp với khả năng của từng học sinh.

Hiện nay, Trung tâm đang tổ chức 1 phòng làm tranh ghép gỗ cho học sinh nam thực hành và 1 phòng may, làm hoa đối với học sinh nữ để hướng nghiệp.

Trung tâm đã mọi các nghệ nhân làm tranh ghép gỗ, làm hoa vào hướng dẫn, dạy nghề. Sau khi ra trường, những học sinh này sẽ được tuyển vào làm việc tại cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân. Năm 2011, Trung tâm đã đào tạo 22 học sinh khuyết tật thành thạo nghề thủ công ra ngoài cộng đồng làm việc với thu nhập ổn định.

Tiên Tri - Hải Dương
Ý kiến bạn đọc
 
CẦN SỊM NHÂN Rọ˜NG MÔ HÃŒNH TRUNG TÂM DẠY TRẺ CÁC CHÁU KHUYẾT TẬT ọž CÁC TọˆNH
Hiện nay ở các tỉnh đều có các em khuyết tật, nhưng chưa có trường mang tính chất chuyên môn để dạy cho các em . đối với các tỉnh miền trung, tây nguyên thì tỉnh Đăklăk đầu tiên có Trung tâm dạy trẻ các em khuyết tật, đây là mô hình rất tốt mang tính nhân đạo và nhân văn, tạo điều kiện cho các cháu có điều kiện phát triển tài năng, hòa nhập với cộng đồng , các cháu sau này có được một nghề để tự nuôi sống bản thân . đề nghị Bộ lao động thương binh xã hội nên có dự án triển khai thành lập Trung tâm dạy trẻ cho các cháu khuyết tật đồng bộ trong cả nước. Nếu được thành lập chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà hảo tâm sẳn sàng tài trợ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho các cháu khuyết tật.
MINH TRÍ
                              

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay2,377
  • Tháng hiện tại49,875
  • Tổng lượt truy cập41,230,476
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây