Mô hình tập trung của Hà Nội khiến giải pháp giao thông kém hiệu quả

Thứ hai - 19/03/2012 02:12 1.183 0
Theo tính toán, trung tâm Hà Nội chiếm tới 68% tổng số công việc. Mô hình tập trung tất cả các chức năng cho thủ đô cộng với việc gia tăng phương tiện giao thông cá nhân đã khiến các giải pháp giao thông trở nên kém hiệu quả.
70% nhu cầu đi lại là do đi học, đi làm

Hà Nội là trường hợp điển hình của mô hình tập trung. Tại cuộc hội thảo về những giải pháp cho giao thông đô thị được tổ chức tại Hà Nội ngày 15/3, ông Nguyễn Ngọc Quang (trường đại học Twente, Hà Lan) cho biết: Theo tính toán, năm 2010, khu trung tâm chiếm 68% tổng số công việc của cả Hà Nội, trong khi tổng số lượng công việc của cả 5 thành phố vệ tinh chỉ chiếm 7%. "Số liệu tính toán này vẫn phản ánh khá thực tế của Hà Nội cho tới thời điểm năm 2012" - ông Quang khẳng định.

Trong khi đó, đặc điểm của giao thông Hà Nội là tọ· lệ giao thông xe máy cao, chiếm trên 80% số lượng các chuyến đi hàng ngày. Và với nhu cầu tăng mạnh như hiện nay, theo dự báo trong giai đoạn 2010-2030 Hà Nội có khả năng sẽ phải đối mặt với sự bùng nổ ô tô con cá nhân.

 

70% nhu cầu đi lại là do đi học và đi làm (ảnh minh họa)
 
"Thủ phạm" gây ách tắc giao thông không thể không kể đến việc tập trung hầu hết các trường đại học, cao đẳng ngay tại trung tâm thủ đô. Theo PGS.TS Vũ Thị Vinh - Phó tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, một nguyên tắc chung trong quy hoạch đô thị là khoảng cách giữa nơi ở với nơi làm việc và học tập cần thuận tiện và ngắn bởi vì số chuyến đi làm và đi học chiếm tới gần 70% lượng đi lại trong thành phố.

để đáp ứng yêu cầu này, trước đây khi xây dựng các nhà máy, bên cạnh đó thưọng xây dựng các khu nhà ở tập thể phục vụ cho cán bộ công nhân viên và các trường đại học có các ký túc xá cho sinh viên. Sau này khi không còn bao cấp về nhà ở, việc xây dựng các khu tập thể của riêng từng nhà máy cơ quan cũng không còn nữa. Các trường đại học do lượng sinh viên quá đông nên việc đáp ứng chỗ ở trong ký túc xá cho sinh viên chỉ chiếm một tọ· lệ rất nhọ, còn lại sinh viên tự lo chỗ ở của mình.

Ước tính hiện có khoảng gần 1 triệu sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng của thủ đô cộng với số lượng giáo viên đang tham gia giảng dạy trong các trường và đối tượng phát triển các dịch vụ ăn theo như hàng ăn uống, quán xá, internet… đã khiến cho dân số cơ học tại thủ đô tăng mạnh.

Phát triển đô thị vệ tinh - cần có động lực

Rõ ràng, khi các trường chuyển ra ngoài nội đô hay bố trí ở các thành phố phụ cận thì mỗi trường đại học di dọi sẽ tạo ra hàng ngàn công việc như các dịch vụ phục vụ hàng ngày cho sinh viên của người dân địa phương ở vùng mà trường đại học được chuyển đến.

Một khi có công việc tốt, những người địa phương này sẽ không cần phải đổ xô về Hà Nội kiếm sống tạo thêm gánh nặng cho cơ sở hạ tầng của Hà Nội. Mặt khác nếu sinh viên học đại học ở các địa phương khác thì số lượng  sinh viên sau khi tốt nghiệp đổ về Hà Nội kiếm việc và sinh sống sẽ ít đi. đây chính là những giải pháp dài hạn nhằm chống ùn tắc giao thông.

Trong Quy hoạch chung Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 7/2011 sẽ có trung tâm có 5 đô thị vệ tinh (gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Mai và Phú Xuyên -) và 3 thị trấn đô thị sinh thái ( Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn).

Việc xây dựng các đô thị vệ tinh nhằm hỗ trợ chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, thương mại, công nghiệp, và dịch vụ. Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm chính là tính khả thi cũng mục tiêu này khi mà thực tế, khu đô thị đại học 10 năm vẫn chưa có kết quả, hay có những tuyến đường 10 năm mới làm xong do khó khăn trong giải phóng mặt bằng…

Như vậy thì trong khoảng thời gian chọ đợi đó, có thể kéo dài tới hàng chục năm, dòng người  vẫn đổ về Hà Nội ngày một nhiều hơn, gây ách tắc giao thông.

Do đó, theo đề xuất của ông Nguyễn Ngọc Quang, bên cạnh phát triển các đô thị vệ tinh, việc chia sẻ với Hà Nội đòi họi có tính chất rộng hơn, đó là sự gắn kết Hà Nội với các thành phố quanh Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phủ Lý v.v. trong bán kính 50-60km….

Tại các thành phố này đã có sẵn cơ sở vật chất, chỉ cần nhà nước có chủ trương, hỗ trợ thêm nguồn lực để tạo cho mỗi đô thị một chức năng phù hợp (ví dụ có thành phố là trung tâm nghỉ dưỡng như Vĩnh Yên, Phúc Yên; có thành phố là trung tâm đào tạo, hay y tế...).  Như vậy chỉ cần thời gian không dài cũng đã có thêm các đô thị thu hút các lực lượng lao động để giảm tải cho Hà Nội .

Ý kiến bạn đọc

GIẢI QUYẾT ÙN TẮC GIAO THÔNG HÀ Nọ˜I PHẢI TÍNH đáº¾N GIẢI PHÁP LÂU DÀI

để giải quyết ùn tắc giao thông , hiện nay Sở giao thông vận tải Hà nội đang triển khai thực hiện phương án đổi giọ học, giọ làm, nhưng vẫn tắc đường chưa hiệu quả . đây chỉ là giải pháp tình thế cần phải tính đến giải pháp lâu dài. đang ảnh hưởng rất lớn đến đọi sống sinh họat hàng ngày của các thầy cô giáo , phụ huynh và các em học sinh sinh viên, đến chất luợng dạy và học. Tiến sỉ Khuất việt Hùng chủ nhiệm bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải , trường đại học giao thông vận tải Hà nội phát biểu ‘ đường phố Hà nội sẽ không bao giọ hết tắc . Chỉ có tắc như thế nào mà thôi " Điều đó rất đúng , chúng ta đều thấy hiện nay hệ thống giao thông tại thủ đô cơ sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, làn đường phục vụ cho các phương tiện giao thông chưa đảm bảo tiêu chuẩn cấp đường, nếu cần phải mở rộng làn đường ra, thì chi phí đầu tư quá lớn, nhất là hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, có thể chi phí đền bù bằng giá trị đầu tư cho dự án làm con đường mới. Hàng năm dân số Hà Nội tiếp tục tăng, bên cạnh đó song song các phương tiện tham gia giao thông cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính quyền cũng không thể nào khống chế được. Vì vậy cần có giải pháp lâu dài, Trước tiên đối với các trường đại học, cao đẳng và bệnh viện phải quy hoạch đất đai ở khu vực ngoại thành và tiến hành giải phóng mặt bằng ngay sau đó kiên quyết đưa ra . Tiêp đến cũng cần nghiên cứu ,hiện nay nhiều nước trên thế giới đã thực hiện có hiệu quả, là cần thiết quy hoạch khu hành chính mới của thành phố tại nơi khác khu vực ngoại thành, đồng thời gắn quy hoạch khu chung cư, chợ, trường học… nhằm phục vụ cho người dân và cho cán bộ, công chức làm việc tại khu hành chính mới này. Có thể các cơ quan hành chính của UBND thành phố Hà nội được di dọi đến khu hành chính mới theo quy họach, có thể tại khu vực hướng đường ra sân bay nội bài, hiện tại khu vực này diện tích còn rất rộng , thưa dân cư. Còn các trụ sở ban ngành hiện nay của UBND thành phố Hà nội , nơi nào có mang tính lịch sử cần thiết để lại để bảo tồn lịch sử văn hóa dân tộc, còn lại cho thanh lý đấu giá , số tiền thu được qua đấu giá chắc chắn sẽ đủ để xây dựng các trụ sở mới , ngân sách nhà nước sẽ không bị ảnh hưởng đến. đây cũng là hình thức giãn dân phân bố lại dân cư một cách hợp lý ,có như vậy trong tương lai Hà nội sẽ không còn tình trạng ùn tắc giao thông.

MINH TRÍ
 

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay4,285
  • Tháng hiện tại51,783
  • Tổng lượt truy cập41,232,384
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây