Ngày xuân trong các nhạc phẩm thời kỳ tân nhạc đã được các nhạc sĩ thể hiện một cách tài tình dưới nhiều góc độ khác nhau. Mùa xuân có thể hiển hiện trong câu ca, ý nhạc nhưng cũng có thể ẩn chứa trong tâm trạng khát khao của người nhạc sĩ, mong có một mùa xuân độc lập, thanh bình của đất nước.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân còn được làm nền cho những giấc mơ và cả niềm vui tình yêu như bài "Người đẹp vưọn xuân", "Bướm hoa" của Nguyễn Văn Thương.
Hương vị ngọt ngào của mùa xuân cũng được pha lẫn với hương vị ngọt ngào của tình cảm lứa đôi như trong bài "Hương xuân", "Cười trong nắng xuân" của nhạc sĩ Văn chung, "Hồn xuân" của Nguyễn Xuân Khoát, "Vưọn xuân" của Lê Mây hay "Mộng chiều xuân" của nhạc sĩ Ngọc Bích
Cũng theo dòng cảm xúc của mùa xuân và tuổi trẻ, nhạc sĩ La Hối đã viết một bản Walzt tinh tế và tràn ngập cảm xúc, đó chính là bài "Xuân và tuổi trẻ", lời thơ Thế Lữ. Có thể nói, âm nhạc của nhạc sĩ La Hối đã chắp cánh cho những vần thơ của Thế Lữ trở nên bay bổng, vẽ nên phong cảnh của một mùa xuân thanh bình, tươi sáng. Sắc xuân hiện lên trên từng nốt nhạc, du dương ,mềm mại, duyên dáng theo tiết điệu Walzt uyển chuyển khiến người nghe không khọi xao xuyến, bồi hồi. Và có lẽ vì vậy mà "Xuân và tuổi trẻ" đã trở thành một trong những bản nhạc Xuân hay nhất trong thời kỳ Tân nhạc và cho đến nay bài hát vẫn dành được sự yêu mến của đông đảo người nghe.
Như chúng ta đã biết, nhạc sĩ Hoàng Trọng được mệnh danh là ông vua của thể loại Tango, thế nhưng bên cạnh những bản Tango sang trọng, lãng mạn, ông còn viết những bản nhạc tươi vui, nhưng cũng rất tình tứ, mộng mơ trong tiết điệu Pasadobe, Chachacha hay Waltz.
đặc biệt, viết về mùa xuân, nhạc sĩ Hoàng Trọng đã gửi gắm khá nhiều những tâm tư tình cảm của mình trong những bài hát như "Gió mùa xuân tới", "Hẹn gió xuân về", "Hoa xuân", "Khúc nhạc xuân".
Mỗi bài hát mang một vẻ đẹp riêng trong những âm thanh bay bổng của giai điệu và của cảnh sắc mùa xuân mà nhạc sĩ đã tô vẽ cho bức họa bằng âm nhạc của mình. Tuy nhiên, trong số những nhạc phẩm xuân đầy chất thơ đó thì bài "Gió mùa xuân" tới là được phổ biến rộng rãi nhất và được yêu mến nhiều nhất. Có được điều này không chỉ bởi bài hát hấp dẫn người nghe bằng những giai điệu tươi tắn mang đầy sắc xuân mà còn vì những tâm tư, ước vọng mà tác giả gửi gắm trong đó. Nó vừa có chút gì đó riêng tư nhưng lại mang một ước mong chung đó là những con gió mùa xuân mang hạnh phúc và yêu thương đến cho mỗi con người.
Viết về mùa xuân không chỉ có những giai điệu vui tươi, sôi nổi mà còn có những khúc ca trữ tình, đầy cảm xúc của những lứa đôi.
Trong nhạc phẩm "Gửi người em gái" của nhạc sĩ đoàn Chuẩn", mùa xuân xưa của người Hà Nội được tái hiện trong những giai điệu đầy lãng mạn nhưng cũng hết sức tinh tế gửi gắm theo nỗi niềm của tác giả khi nhớ về người em gái năm nào. Cả một trọi ký ức lại hiện về trong đêm giao thừa, nơi đền Ngọc Sơn linh thiêng, trong thời khắc chuyển giao của đất trọi. Và nỗi niềm ấy trở thành khúc hoan ca khi ngày thống nhất đến đã gắn kết đôi lòng.
Nhạc sĩ đoàn Chuẩn nổi tiếng là một con người hào hoa, phong lưu với những bản tình khúc đậm chất lãng mạn. Ông viết không nhiều, chỉ vẻn vẹn 18 ca khúc, thế nhưng 10 bài trong số đó đã trở thành những tuyệt phẩm sống mãi cùng thời gian và đọng lại những âm hưởng ngọt ngào trong lòng người yêu nhạc. Mỗi bài hát của ông đều được khởi nguồn từ một cuộc tình. Có cuộc tình chỉ là hòai vọng hình bóng một giai nhân xa xôi nào đó, nhưng cũng có những cuộc tình sâu nặng, còn in dấu trong những bài ca của ông. Người nghệ sĩ đa tình tự nhận mình là "tay mơ" trong sáng tác âm nhạc và cả trong tình yêu. Tuy nhiên, những ca khúc tưởng chừng hết sức riêng tư của nhạc sĩ đoàn Chuẩn đã tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu của rất nhiều thế hệ người yêu nhạc./.
Nguồn tin: VOVNew