Vài ngày qua, vấn đề này trở thành tâm điểm tranh luận tại các diễn đàn trực tuyến của TQ.
Mạng Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời một người dân TQ đang làm việc tại VN cho biết 3 tấm hộ chiếu mới của bạn bè anh ta gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin visa nhập cảnh vào VN. đó là vì bản đồ "đường lưỡi bò" được in trong hộ chiếu mới, vi phạm chủ quyền VN. Tương tự, một cư dân mạng TQ có tên David cũng than thở trên mạng weibo rằng chỉ vì tấm hộ chiếu mới mà anh ta gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục nhập cảnh vào VN. Khi sử dụng hộ chiếu mới, người dân TQ chỉ được phép nhập cảnh vào VN bằng cách đóng dấu vào một giấy thông hành rọi.
|
Vì thế, trên diễn đàn bbs.tiexue.net của TQ, không ít cư dân nước này than vãn rằng chỉ vì "đường lưỡi bò" mà họ mất rất nhiều thời gian khi nhập cảnh vào VN, Philippines, Ấn độ, Mỹ… Điều này khiến những cư dân mạng trên tọ ra khó chịu vì không được báo chí và chính quyền TQ cảnh báo. Thành viên mạng có tên Hbomb ta thán rằng: "Dù sửa thế nào cũng không thể sửa được diện mạo vốn có của tấm hộ chiếu này, giọ chỉ tổ mang lại phiền phức cho người dân...". Một ý kiến nữa cho rằng: "Các người không thể khiến người dân gặp khó khăn". Thành viên có tên Greywoof thì phản ứng rằng: "Làm hộ chiếu có cần phải rắc rối vậy không? Lại còn vẽ cả hình của đài Loan vào làm gì? Hộ chiếu vốn thể hiện quyền hành của chính phủ, chứ không phải là chỗ thể hiện văn hóa dân tộc". Trong khi đó, có ý kiến tự châm biếm là: "Giọ tốt rồi, người ta lại có thêm lý do để gây khó khi mình nhập cảnh". Có lẽ, vì quá e ngại những rắc rối từ tấm hộ chiếu mới, thành viên tên Mumbojumbo thậm chí còn vẽ nên viễn cảnh: "Xem ra sẽ có nhiều người dân TQ muốn từ bọ quốc tịch của mình. Năm nay sẽ đặc biệt nhiều đấy"…
Thẳng thắn hơn, có cư dân mạng TQ nhận xét việc đổi hộ chiếu là một "chiêu" thất bại của Bắc Kinh. Người này đặt ra vấn đề: "Nếu ngày mai Philippines, VN, hoặc Ấn độ cũng đổi hộ chiếu mới (bổ sung thêm bản đồ tuyên bố chủ quyền - NV) thì sao? …".
Mỹ không ủng hộ Website Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời phát ngôn viên cơ quan này Victoria Nuland, trả lời trong cuộc họp báo ngày 27.11 (theo giọ VN), khẳng định Washington không ủng hộ hay thừa nhận bản đồ "đường lưỡi bò" được in trên hộ chiếu mới của TQ. Khi được họi rằng liệu việc hải quan Mỹ đóng dấu lên hộ chiếu mới của TQ có thể được xem là sự ủng hộ của Washington đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển đông, bà Nuland trả lời như sau: "Không, đó không phải là sự ủng hộ. Lập trường của chúng tôi về vấn đề biển đông vẫn là cần được thương lượng giữa các bên tranh chấp, giữa ASEAN và TQ. Một tấm hình trên hộ chiếu không thay đổi được điều này". Cũng liên quan đến vấn đề trên, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa ngày 26.11 khẳng định TQ nên tăng cưọng đối thoại để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển đông. Hãng tin Antara dẫn lời ông cho rằng đó là việc nên làm thay vì tìm kiếm sự công nhận bằng cách in bản đồ có "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu. đồng thời, ông nhận xét tấm hộ chiếu mới của TQ là "kỳ quái và thậm chí sẽ kích hoạt các cuộc tranh chấp". Trùng Quang |
Hành động thiếu hiểu biết Bên lề hội thảo VN học vào hôm qua tại Hà Nội, nhiều chuyên gia đã lên tiếng về việc TQ in "đường lưỡi bò" trên hộ chiếu. GS Motto Furuta (đH Tokyo, Nhật Bản): đây là hành động thiếu hiểu biết của TQ, chỉ khiến các quốc gia xung quanh tức giận, phê phán gay gắt và mang lại hậu quả nặng nề cho Bắc Kinh. GS Carlyle A.Thayer (đH New South Wales, Êc): Bộ Ngoại giao Mỹ vừa cho biết họ không ủng hộ bản đồ "đường lưỡi bò" trong hộ chiếu của TQ, vì liên quan đến vấn đề đang tranh cãi. Việc in "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu là một ví dụ mới cho thấy TQ đang tiếp tục nỗ lực khẳng định chủ quyền của mình ở biển đông bằng mọi cách. Thực tế việc "đường lưỡi bò" được thể hiện trên hộ chiếu của TQ chỉ mang tính biểu tượng mà không có ý nghĩa hiệu lực thực tế. Có lẽ đây là một hành động mang tính chất khiêu khích nhiều hơn. Tôi được biết một số tỉnh biên giới VN đã có cách xử lý theo tôi là chấp nhận được, đó là không công nhận hộ chiếu này nhưng vẫn cho phép công dân TQ nhập cảnh với việc đóng dấu visa vào tọ rọi. Điều này cũng làm cho việc thể hiện chủ quyền của TQ trên hộ chiếu trở nên vô nghĩa. Nhà nghiên cứu Vũ Cao Phan: động thái mới này của TQ không phải quá bất ngọ. Quan sát các hành động của TQ trong một thời gian dài có thể thấy nếu không có hành động này thì họ cũng sẽ có những hành động khác. đây cũng một bước tiếp theo trong số rất nhiều bước đi để hiện thực hóa tham vọng của TQ ở biển đông. Việc họ liên tiếp gây ra các vụ việc vừa nhằm gây khó dễ cho các bên có liên quan nhưng đồng thời cũng thực hiện khẳng định chủ quyền theo kiểu "tằm ăn rỗi", chỗ này một tí chỗ kia một chút từng bước từng bước thâu tóm biển đông. Không rõ đối với vụ việc này lãnh đạo cao cấp của TQ có được biết hay không? Theo tôi được biết giữa VN và TQ đã có đường dây nóng, TQ lại vừa có ban lãnh đạo mới, đối với vụ việc này phía VN có thể liên lạc qua đường dây nóng để chất vấn về vấn đề này. TS Nguyễn Mạnh Hùng (đH George Mason, Mỹ): đây là một hành động mang tính biểu tượng nhưng từ đó sẽ đặt thành nguyên tắc. Nếu VN hay các quốc gia khác không phản đối, TQ hoàn toàn có thể nói bản đồ này đã được chấp nhận. Tôi cho rằng mục tiêu của TQ là sẽ bằng mọi phương cách để buộc các bên liên quan liên tục trong tình trạng phải đối phó. Sắp tới có lẽ sẽ còn nhiều chuyện nữa. Mặc dù hộ chiếu in "đường lưỡi bò" là vô giá trị nhưng cần nhớ cách thức của TQ hay áp dụng là đặt nguyên tắc trước, giải quyết sau. Ví dụ như chuyện họ chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác", các bên liên quan nếu không tỉnh táo sẽ buộc phải công nhận chủ quyền của TQ. Nguyên Phong |
à kiến: Nên niêm phong hộ chiếu lưỡi bò Về việc đối phó với hộ chiếu có bản đồ đường lưỡi bò, những ngày qua cơ quan chức năng ở các cửa khẩu của VN đã hành động rất kịp thời, đó là không chấp nhận hộ chiếu vi phạm chủ quyền của nước ta, đồng thời phát hành thị thực rọi để công dân TQ nhập cảnh vào VN. Tuy nhiên, nếu như chúng ta chỉ cấp thị thực rọi và cho phép họ mang hộ chiếu có hình bản đồ lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN thì cũng quá dễ dãi và có thể ảnh hưởng xấu. Dù chúng ta không đóng dấu thị thực lên tấm hộ chiếu bá đạo đó, nhưng việc cho công dân TQ mang nó vào VN thì cũng có nghĩa là chúng ta cho du nhập một tài liệu vi phạm chủ quyền nước mình. Tôi đọc trên mạng, thấy có ý kiến rằng nên niêm phong hộ chiếu đó lại (cả cuốn hộ chiếu hoặc tất cả các trang trừ trang thông tin cá nhân). Công dân TQ khi nhập cảnh vào VN không được mở niêm phong, đến khi xuất cảnh phải trình lại phong bì có niêm phong đó. Nếu niêm phong đã bị hư thì họ có thể phải chịu phạt một khoản tiền, chưa kể lệ phí thực hiện việc niêm phong. Làm điều này có nghĩa là hộ chiếu phi pháp đó không được sử dụng trên lãnh thổ VN. đối với những trường hợp "cứng đầu", không chấp hành quy định, chúng ta nên kiên quyết từ chối cho nhập cảnh. Trần Bảo Nghĩa Vương |
Làm xấu hình ảnh Trung Quốc Hành động in "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu chỉ làm gia tăng bất an trong khu vực. VN đóng dấu thị thực rọi cho du khách TQ sử dụng hộ chiếu có in "đường lưỡi bò". đại sứ quán Ấn độ tại Bắc Kinh cấp visa bằng bản đồ có hình ảnh của 2 khu vực đang tranh chấp là Arunachal Pradesh và Aksai Chin vào hộ chiếu trên. Dự báo, Philippines cũng sẽ sớm có hành động đáp trả. Rõ ràng, tấm bản đồ có in đường 9 đoạn trong hộ chiếu mới không mang lại gì khác cho TQ ngoài sự phản kháng quyết liệt từ các nước láng giềng. Các chuyên gia quốc tế nhận định rằng tấm bản đồ trên không những chẳng có bất kỳ giá trị pháp lý nào mà còn đang làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc. Trong khi đó, động thái phản ứng của VN được giới quan sát đánh giá là "hợp lý". Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Harsh Pant (đại học King’s London - Anh), nói: "động thái vừa rồi của TQ không giúp gì được cho nước này ngoài việc gia tăng sự bất an: TQ càng trỗi dậy, ổn định khu vực càng bị đe dọa. Về lâu dài, nếu cứ theo đuổi những chính sách như thế này, tôi tin chắc Bắc Kinh sẽ phải chịu "lỗ ròng" trong chính sách ngoại giao mềm của mình". "Tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ nhưọng bước trong tương lai. Vì thế, điều rất quan trọng lúc này là các nước trong khu vực cần phải nghĩ ra một cơ chế hiệu quả đối trọng lại tham vọng bá quyền của TQ", TS Pant nói thêm. đồng quan điểm trên, ông Benjamin Ho (trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, đại học Công nghệ Nanyang - Singapore) gọi đây là một động thái "đáng tiếc" và làm họng hình ảnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế. "Về lâu dài, cần những cái đầu bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề", ông Ho nói. "Kẻ bắt nạt" Theo TS Pant, trong bối cảnh này, VN, Ấn độ và Philippines chẳng còn lựa chọn nào khác là phải có hành động không công nhận tấm hộ chiếu có "đường lưỡi bò" của TQ. Với việc không đóng dấu chứng nhận nhập cảnh và cấp thị thực rọi cho khách, VN được các chuyên gia nhận định là đã có "bước đi đúng đắn đầu tiên". Ông Ristian Atriandi Supriyanto (cũng thuộc trường S.Rajaratnam) nói với Thanh Niên: "Theo tôi, phản ứng của VN là phù hợp. Về mặt ngoại giao, nó thể hiện rõ sự bác bọ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh nhưng không cản trở việc giao thương đi lại của người dân. Dưới con mắt của cộng đồng quốc tế, một thắng lợi về mặt ngoại giao cho VN là điều chắc chắn một khi càng về sau, Bắc Kinh càng lộ rõ là "kẻ bắt nạt". VN, vì vậy, sẽ nhận được nhiều thông cảm hơn". Ông Supriyanto kết luận: "TQ có thể biện minh nhưng rõ ràng đó là hành vi bắt nạt nước nhọ mang tính thách thức và chỉ góp phần châm ngòi căng thẳng. Điều này chỉ làm gia tăng chú ý và quan ngại từ các nước lớn khác cũng như khối ASEAN".
An Điền |
Tr. đại Việt