Nhiều người tham gia giao thông khi bị CSGT "tuýt còi" mới biết mình vi phạm. Ảnh minh họa
Nói về "tham nhũng" của CSGT cũng cần nhìn nhận hai mặt của vấn đề. VN là nước thuần túy lao động nông nghiệp, đại đa số người dân còn tập trung vào việc mưu sinh "kiếm miếng cơm, manh áo" để tồn tại, do vậy thời gian để tìm hiểu văn bản quy phạm pháp luật chưa được quan tâm nhiều, trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật rất "đồ sộ", thưọng xuyên sửa đổi, bổ sung; công tác tuyên truyền còn hạn chế.
> Hình ảnh cảnh sát giao thông trong con mắt người dân
Rất nhiều người tham gia giao thông khi bị CSGT "tuýt còi" mới biết mình vi phạm! Vậy khi bị tuýt còi người vi phạm sẽ nghĩ gì?
Nhìn chung, trước tiên sẽ là mình đã vi phạm lỗi gì, tiếp theo "thôi anh cầm giúp em..." (người vi phạm đã "tiếp tay" cho CSGT tham nhũng). Còn về phía CSGT, một là thôi anh/chị đi đi, hai là đến kho bạc nộp tiền.
độc giả Phạm trường Sơn (Cầu Giấy - Hà Nội)
à kiến bạn đọc
Minh Trí (27-11-2012 | 10:38 )
LÀM THẾ NÀO đọ‚ CHọNG TIÊU Cọ°C TRONG VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG? Theo quy định hiện nay người vi phạm luật giao thông sẽ bị Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính và tạm giữ bằng lái xe ô tô, cà vẹt xe . Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền phạt tại kho bạc nhà nước thì Cảnh sát giao thông mới trả lại các giấy tọ đã giữ cho người có hành vi vi phạm giao thông. Thực tế hiện nay người tham gia giao thông khi có công việc phải đi xa, lỡ vi phạm an toàn giao thông đều mong muốn được xử lý để được đi ngay để lo công việc của mình, trong khi đó phải nộp tiền vào kho bạc nhà nước địa điểm thì khá xa , nhiều khi trúng vào ngày nghĩ lễ tết hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật cũng rất khó cho việc nộp tiền phạt vào kho bạc nhà nước, vì thế nhiều lái xe sẽ tìm mọi cách đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông để được đi ngay thay vì phải đến kho bạc để nộp phạt. để tránh việc tiêu cực có thể xãy ra,đề nghị Bộ Tài chính nên phát hành biên lai có giá trị như tiền , mệnh giá lớn nhọ tùy thuộc quy định mức phạt hiện nay theo Nghị định số 71/2012/Nđ-CP của Chính phủ , có thể lực lượng Cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ phân công một người làm công việc thủ qũy, nhận biên lai có giá trị như tiền tại cơ quan tài chính và có nhiệm vụ thu tiền xử phạt đưa cho người vi phạm biên lai có giá trị như tiền tương ứng với số tiền bị phạt theo quyết định xử phạt, đồng thời có trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan tài chính và kịp thời nộp vào kho bạc số tiền đã phạt trong ngày. Có như vậy sẽ hạn chế tiêu cực đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Nguồn tin: nguoiduatin