Ông bạn tôi làm Bí thư Chi bộ Tổ dân phố. Vốn là sỹ quan quân đội nghỉ hưu, điều kiện kinh tế gia đình cũng tạm ổn, lại có năng khiếu văn hóa, thể thao nên ông giành nhiều thời gian, tâm huyết cho công việc. Theo đó, ngoài việc đi họp ở cấp trên để lĩnh hội tinh thần nghị quyết mới, rồi về chủ trì các cuộc họp Chi bộ để triển khai, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, tham dự để nghe và phát biểu chỉ đạo đối với các cuộc họp của Ban tự quản, các đoàn thể chính trị của Tổ dân phố…, ông còn tranh thủ đến thăm hầu hết các gia đình để tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh của mỗi nhà… Nhọ thế, nói như nhiều người dân trong Tổ thì "Vì gần dân nên tiếng nói của ông có sức nặng".
đem những lời khen của dân nói lại cho bạn nghe, ông nói: Mình làm cán bộ, nhất là cán bộ cấp dưới cơ sở, là "cánh tay nối dài" của cấp ủy, chính quyền cơ sở thì phải gần dân, có thế mới hiểu dân để có phương cách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hợp lý, hợp tình và đạt kết quả cao chứ. Rồi ông có vẻ tư lự một lúc mới nói tiếp: Chúng ta hô hào thực hiện chủ trương "cán bộ phải gần dân" là đúng rồi, nhưng ở một số trường hợp cũng cần "dân gần cán bộ" lắm đấy… Tôi chưa kịp hiểu gì thì bạn tôi đã nói tiếp: Tôi nói "dân" ở đây là "dân quí tộc" ấy. Mấy ông cán bộ cấp huyện, thị xã, cấp tỉnh có gia đình cư trú ở địa phương, nhưng có nhiều vị chẳng quan tâm đến cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, phong trào ở địa phương, thậm chí có vẻ xem thưọng vai trò của cán bộ địa phương lắm. Ông dẫn chứng ví dụ cụ thể về việc đảng viên đương chức về tham gia sinh hoạt tại Chi bộ nơi cư trú. Theo đó, mỗi năm, Chi bộ nơi cư trú chỉ mọi các đảng viên đương chức đến dự họp 2 lần vào thời điểm giữa và cuối năm (thưọng là tổ chức vào ngày nghỉ cuối tuần). Song có không ít người không tới họp, hoặc tới họp thì cũng chiếu lệ, cho có mặt, chẳng tham gia phát biểu ý kiến gì, xem việc đánh giá tình hình, triển khai nhiệm vụ là của Chi bộ, của Ban tự quản; việc thực hiện là của ai đó… Cuối năm, để có cơ sở cho Chi bộ nơi đương chức tiến hành phân loại đảng viên hàng năm, các đảng viên đương chức phải có Bản kiểm điểm đảng viên mang tới Chi bộ nơi cư trú để Chi ủy xác nhận. Họ cũng có bản kiểm điểm đấy, nhưng viết qua loa, đại khái rồi bảo vợ, con (thậm chí thằng nhọ chỉ mới học cấp 1, khi đi, nó mặc quần đùi...) đem đến nhà Bí thư Chi bộ "xin" (nhưng cứ như là "đòi" hoặc là "bắt") xác nhận. Thôi thì "vì tế nhị" mà Bí thư Chi bộ cũng phải có nhận xét. Viết nhận xét (đương nhiên là không dám nhận xét … xấu) rồi, ký rồi mà trong lòng thì… buồn.
lời bàn: Mục đích của việc giới thiệu đảng viên đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về tham gia sinh hoạt với Chi bộ nơi gia đình đang cư trú. là nhằm góp phần tăng cưọng trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với cấp ủy, chính quyền nơi cư trú; mặt khác cũng tạo điều kiện để cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương giám sát đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên… để thực hiện công tác xây dựng đảng. Thiết nghĩ, ở mỗi mối quan hệ thì cương vị "cán bộ" và "dân" có thể có sự hoán đổi; nhưng dù gì thì hai đối tượng này càng gần nhau, hòa hợp với nhau thì càng tốt cho sự nghiệp chung. Những người là cán bộ, đảng viên đương chức mà khi là "dân" lại xa "cán bộ" như những đối tượng mà bạn tôi đã kể thì thật là đáng phê phán, cần phải tự chấn chỉnh mình lại ngay.
Điểu Nhắc