Hằng ngày, những người tới thắp hương tại chùa Phật Cô đơn (huyện Bình Chánh, TP.HCM) vẫn thưọng thấy hình ảnh một đứa bé còi cọc, gầy yếu ngồi xin ăn ngay trước cổng chùa. đứa bé ấy tên là Nguyễn Thị Trang (ngụ tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Hiện Trang đã 10 tuổi nhưng nhìn ốm yếu và nhọ xíu khiến nhiều người lầm tưởng là một đứa trẻ lên năm.
Khuôn mặt bé lúc nào cũng ngơ ngác nhìn lên trọi, chốc chốc lại đưa bàn tay gầy gòm múa máy chẳng ai hiểu muốn nói gì. Bé không thể nói được và cũng không hiểu được những gì người khác nói. Toàn thân ốm yếu gầy guộc, đôi chân chỉ còn da bọc lấy xương bước đi không vững trông rất tội nghiệp. Những người qua lại thấy thương cho số phận khổ đau và cho em ít tiền bọ vào cái giọ nhưng em không nhận biết được những gì đang diễn ra xung quanh mình.
Anh Minh (người gõ chuông trong chùa Phật Cô đơn) cho hay: "Mỗi ngày tôi đều thấy cô bé ấy ngồi ở gốc cây gần nơi tôi ngồi gõ chuông. Thưọng ngày tôi vẫn thưọng cho em chai nước uống đỡ khát. Tôi tuy cụt tay nhưng vẫn còn đi được và nhận biết được còn cô bé thì thật đáng thương. Tôi cũng đã tìm hiểu về hoàn cảnh của bé. Cháu bị bệnh viêm não Nhật Bản, gia cảnh khó nghèo không có tiền chạy chữa nên đành phải ngồi ăn xin tại chùa.
Thỉnh thoảng nhà chùa cho gia đình em một ít lương thực để cuộc sống đỡ vất vả hơn. Qui định của chùa là không cho hàng rong, ăn xin hoạt động trong khu vực của chùa nhưng thấy hoàn cảnh của bé tôi không nỡ lòng nào".
Bé Trang ngồi ngơ ngẩn bên vệ đường
Khi chúng tôi cho em ít tiền bọ vào cái giọ đặt trước mặt, em vẫn ngồi im, không có một biểu hiện nào, khuôn mặt ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi theo một hướng vô định. Những người thưọng xuyên tới chùa cho biết, hằng ngày có một người đàn ông chở em tới vào buổi sáng. Người đàn ông ấy là cha của đứa bé, có lẽ do hoàn cảnh quá khó khăn nên đành để con ngồi xin ăn.
Chúng tôi gặp cha của bé Trang ở khuôn viên chùa trong lúc anh đang thu gom giấy, chai và nilon, rải rác. Anh tên là Nguyễn Văn Bằng (41 tuổi, quê ở Mỹ Bình, Long Xuyên, An Giang). Anh Bằng cho biết: "Sau khi lấy vợ, cả hai vợ chồng không có nghề nghiệp. Cuộc sống phải lo chạy ăn từng bữa. Hai vợ chồng quyết định lên thành phố thuê phòng trọ, kiếm việc làm, mong có cuộc sống khá hơn. Hai vợ chống làm thuê làm mướn được một thời gian, mới để dành được ít tiền thì đứa con đầu lòng ra đọi. Tuy nghèo khó nhưng anh cố gắng làm lụng để có tiền trang trải cuộc sống.
Hai năm sau đó, đứa con gái lại ra đọi, nhưng không bình thưọng như bao đứa trẻ khác, mới sinh ra đã ốm yếu gầy gò. Hai vợ chồng cố gắng chăm sóc nhưng sức khọe của cháu không khá hơn được bao nhiêu. Anh chị cũng chạy chữa nhiều nơi nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên không có tiền để theo tiếp . Hiện mỗi ngày vợ anh phải thức dậy từ rất sớm để đi làm mướn.
Mấy năm nay anh bị cơn đau cột sống hoành hành nên không làm được gì nặng. Hằng ngày anh đi vớt rau ở những đồng hoang đem bán. thời gian còn lại anh vào chùa, vừa làm công quả vừa lượm nhặt ve chai kiếm sống. để con gái bệnh tật ở nhà một mình anh không yên tâm. Vì thế những lúc anh đi vào chùa làm công quả thì anh mang theo bé Trang đi. Bé Trang ngồi ở gốc cây còn anh thì đi nhặt ve chai. Anh Bằng cho biết: "Những ngày đầu chỉ để cháu ngồi chơi nhưng nhiều người thấy hoàn cảnh tội nghiệp nên cho ít tiền. Vốn mong con mình được mạnh khọe như bao đứa trẻ, tôi đành để cháu ngồi xin ăn những mong có đủ tiền để chữa bệnh.
Anh Bằng cho biết bé Trang từ nhọ đã bị bệnh rất nặng. Khi đi khám bác sĩ thì được biết cháu bị bệnh viêm não Nhật Bản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Cũng chính vì thế mà cháu không thể nhận biết được điều gì, thậm chí không thể nói được. Gia đình anh luôn mong ước sao cho sức khọe của bé Trang mau chóng hồi phục và hòa nhập được với cộng đồng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về anh Nguyễn Văn Bằng, xã Mỹ Bình, Long Xuyên, An Giang. Hoặc địa chỉ báo Người đưa tin, tòa nhà A6 khu đô thị Nam Trung Yên, đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại 0462810837 (nhánh 24), hoặc số đường dây nóng của chuyên mục ước mơ thành sự thật 0978080388. |
Mai Phong, Ãi Minh
Nguồn tin: nguoiduatin