đâu là thủ phạm?

Thứ bảy - 06/10/2012 05:04 1.181 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
đây là câu họi không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý, mà còn là nỗi bức xúc thưọng trực của người dân đang chịu đựng quốc lộ "nạn".
 

 

Bởi có minh bạch trách nhiệm, có bị xử phạt thì thói quen trây ỳ, đổ lỗi cho… cả làng mới có thể giảm. Và khi đó hy vọng quốc lộ "nạn" mới có cơ chấm dứt.

Lỗi do Bộ GTVT

Không chỉ những dự án nêu trong loạt bài này đang gặp khó khăn muôn thủa là thiếu vốn, chậm GPMB, năng lực nhà đầu tư, nhà thầu hạn chế... nói tóm lại là lỗi hệ thống, mà hầu hết các dự án xây dựng giao thông hiện nay không ít thì nhiều cũng bị những "thủ phạm" trên làm chậm tiến độ. Và hệ lụy thì đường biến thành đường tử thần, dự án đội vốn đầu tư... Và cuối cùng, người dân phải gánh chịu tất cả. Họ phải chịu khói bụi, lụt lội, đường tắc, tai nạn rình rập.

Trước hết, lỗi để đường sá hư họng nặng, thi công chậm tiến độ thuộc về Bộ GTVT. Song công bằng mà nói, không phải các nhà quản lý Bộ GTVT không thấu hiểu nỗi khổ của dân. Ngay khi mới nhậm chức, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã tuyên chiến với thói làm ăn vô trách nhiệm trong ngành.

Hàng loạt quyết định  quy trách nhiệm cá nhân trong việc làm chậm, kém chất lượng dự án của Bộ trưởng Bộ GTVT như thay giám đốc Ban quản lý dự án nhà ga hàng không đà Nẵng, thay nhà thầu yếu kém ở một số dự án chậm tiến độ, yêu cầu chọn các tư vấn thiết kế dự án, nhà thầu có đủ năng lực, quy trách nhiệm cá nhân của từng đơn vị... thể hiện "quả đấm thép" minh bạch trách nhiệm đang hiện diện.

Bộ GTVT có "ba đầu sáu tay"

Tuy nhiên chỉ một Bộ GTVT thì dù có "ba đầu sáu tay" cũng sẽ không đủ sức đẩy lùi sự ỳ trệ của cả hệ thống. đơn cử việc quyết định đầu tư cấp phát vốn cho các dự án phụ thuộc phần lớn vào Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính. Dự án do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh quản lý tại QL14 là một ví dụ. Dự án bị dừng do được cho là không cấp bách. Song sau gần 3 năm bị thi công dang dở, tuyến đường này bị phá họng nặng nề. Và liệu sắp tới khi được cấp vốn trở lại, nó có còn giữ được mức đầu tư của 3 năm trước hay lại đội giá. Trách nhiệm gây tốn tiền dân này sẽ thuộc về ai?

Hiện Bộ GTVT còn đang rơi vào cảnh "dở khóc dở cười" vì bị "no dồn đói góp" vốn. Cụ thể, năm 2012, mãi tháng 4, qua hết mùa khô là mùa xây dựng, bộ mới được cấp vốn cho năm 2012 một cách cầm chừng. Song chỉ còn 4 tháng cuối năm, bộ bỗng nhiên được "tháo khoán" nguồn vốn, kể cả vốn tạm ứng của năm 2013 và được yêu cầu phải giải ngân hết trước 31.12.2012, nếu không sẽ bị thu lại. Với một khối lượng vốn 3.743 tỉ đồng/ tháng, gấp đôi với mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Bộ GTVT sẽ làm cách nào để "tiêu" hết "đống tiền" này.

trường hợp các dự án BOT trên QL14 đã thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong thực hiện đầu tư theo phương thức xã hội hóa. Việc giao cho các tỉnh ký hợp đồng BOT với các nhà đầu tư theo kiểu chia phần bánh mà không tính đến hiệu quả, không tiên liệu được tính khả thi của dự án, để "giữa đường đứt gánh" như hiện nay, rõ ràng có trách nhiệm của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và các địa phương. Trước "việc đã rồi" thì sự "chữa cháy" mới đây của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và các địa phương cũng là cần thiết để cứu vãn QL14 không bị lãng phí tiền của và hành dân hơn nữa.

Ngoài ra, trách nhiệm của các địa phương về GPMB vẫn chưa có cơ chế xử phạt. đây là vướng mắc của QL3 Hà Nội - Thái Nguyên mới, khi chỉ còn 5% mặt bằng chưa được giải phóng, chủ yếu tại địa bàn Hà Nội mà toàn tuyến bị chậm tiến độ. Song cũng chưa ai mổ xẻ phân tích cụ thể lãng phí là bao nhiêu và quy trách nhiệm cho một cá nhân cũng như đơn vị cụ thể nào. Vì thế, lỗi vẫn cứ thuộc về... khách quan cả làng.

Các ông đã quên bổn phận với dân?

Trong các kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn các ngành trong việc gây ra quốc lộ "nạn" để người dân khổ. Nhiều bộ trưởng đã nhận lỗi, song vẫn nặng về thanh minh, bày tọ khó khăn do lỗi hệ thống và rất khó một mình "đột phá" được thói quen "vô trách nhiệm dây chuyền" này. Nếu cứ tình trạng nhận lỗi qua quýt cho đẹp lòng đại biểu quốc hội, còn "việc ta ta cứ làm" thì quả là đã quên bổn phận với dân. Có lẽ các quan chức chính phủ nên đi vi hành chịu đựng cảnh bụi mù, tắc đường, đi trên miệng vực tử thần, hay có người thân nằm trên xe cấp cứu trên quốc lộ 14... để có thể tự mình trải nghiệm sự khốn khó, nỗi đau đớn có thật của người dân.

đã đến lúc cần xây dựng những cơ chế trách nhiệm thật rõ ràng, cụ thể của từng ngành, từng cấp trong việc làm chậm tiến độ các dự án xây dựng giao thông nói riêng và các dự án xây dựng cơ bản của toàn quốc nói chung. đồng thời có chế tài xử phạt xứng đáng với những thiệt hại mà các cá nhân, đơn vị gây ra.

Ví dụ như việc trạm thu phí Tào Xuyên quyết định dừng từ 1.10 trong khi trạm mới chưa xong thì bao nhiêu tiền phí thất thoát sẽ do các đơn vị làm chậm trễ dự án chi trả. Làm được như vậy mới mong sửa lỗi hệ thống, mới mong nỗi khổ của dân vơi nhẹ, mới mong xứng đáng với vị trí đang nắm giữ, xứng đáng với những gì đang hưởng từ tiền thuế của người dân.     Lao động 

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay4,079
  • Tháng hiện tại62,572
  • Tổng lượt truy cập41,130,375
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây