để lương đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu: Chưa thể đưa ra mốc cụ thể

Thứ sáu - 30/03/2012 04:32 1.263 0
Lương là vấn đề liên tục được đề cập đến trong phiên họp ủy ban Thưọng vụ Quốc hội vừa qua.

Hình minh họa
 
Nhưng thực tế, cải cách chính sách tiền lương để tiến tới bảo đảm cho cán bộ công chức sống (CBCC) được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội, như nhận định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình không hề dễ.
Khó khăn từ thực tế
Theo kết quả khảo sát tiền lương và mức sống tối thiểu do Tổng LđLđ Việt Nam thực hiện, có 35,6% số người được họi cho biết thu nhập không đủ chi tiêu; 44,7% phải chắt chiu, dành dụm và thật tiết kiệm mới đủ trang trải cuộc sống; 17,9% khẳng định tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình; chỉ có 1,9% cho biết đủ trang trải cuộc sống và có phần tích luỹ. Nếu so sánh mức lương tối thiểu năm 2002 là 210.000 đồng/tháng với hiện nay, tiền lương danh nghĩa tăng 295,2% nhưng chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng 147,2%. Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm chỉ tăng 59,9%, không theo kịp với đà tăng giá, đặc biệt là nhóm hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm với mức tăng trên 200%.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LđTB&XH) cho rằng: Lương hiện nay quá thấp. Một cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học mà lương chỉ khoảng 1,8 triệu đồng/tháng, cán bộ khoa học phải nhận trợ cấp hằng tháng là chuyện phải bàn. Theo bà Hương, tiền lương không phải là chi phí mà là đầu tư. Do vậy, cán bộ vừa tốt nghiệp đại học lương tối thiểu phải 4 đến 5 triệu đồng/tháng. Mức lương của người giữ chức Vụ trưởng phải từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng... Trả lương với mức đủ sống như thế họ mới làm việc công tâm, tốt được.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nội vụ, mức lương tối thiểu áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức đã được điều chỉnh nhiều lần và sắp tới sẽ là 1.050.000 đồng/tháng thay cho mức hiện tại là 830.000 đồng/tháng. Nhưng lương tối thiểu vẫn chỉ bằng 75% lương tối thiểu vùng thấp nhất trong khối doanh nghiệp (1,4 triệu đồng/tháng) và chỉ bằng 58,1% mức chi tiêu bình quân một nhân khẩu của cả nước năm 2011. Mức lương này vẫn quá thấp và không đủ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu
Tạo tính cạnh tranh trong lương
Trong khi quỹ lương từ ngân sách không ngừng mở rộng, hiện đến 200.000 tọ· đồng/năm (tương ứng với 30% trong tổng chi ngân sách, hay 60% chi thưọng xuyên từ ngân sách hàng năm), nhưng số lượng những người thuộc diện hưởng lương từ ngân sách cũng phát triển không ngừng (gần 6,1 triệu người). Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, định hướng xây dựng cải cách tiền lương thời gian tới sẽ tách bạch rõ tiền lương của CBCC do ngân sách Nhà nước bảo đảm và tính trong chi phí quản lý hành chính Nhà nước. Nhưng Ban soạn thảo đề án cải cách tổng thể tiền lương đã qua 9 lần họp, dưọng như vẫn chưa thống nhất một phương án lương hợp lý nhất. Cũng theo Bộ trưởng, mục tiêu mức lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu vẫn là đang ở trên lộ trình "hướng tới", chưa thể đưa ra mốc cụ thể.
Trong khi giá cả liên tục tăng, mức lương tối thiểu dù tăng cũng khó có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi góp ý cho Bộ Luật lao động cũng cho rằng, lương công chức và viên chức cần khác lương công nhân. Mức sống của công chức phải là trung bình của xã hội, không thể thấp như lương tối thiểu. Nếu lao động được trả lương 1 triệu đồng mỗi tháng thì công chức phải được tối thiểu 1,5 triệu đồng. Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai lại đặt vấn đề: Công chức Nhà nước là loại lao động đặc biệt nên cần cân nhắc xem có dùng lương tối thiểu  hay không. đây là vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình cải cách tiền lương khu vực Nhà nước, hướng tới xây dựng một mức lương tối thiểu căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Hà Bình

Nguồn tin: ktdt

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại71,367
  • Tổng lượt truy cập41,251,968
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây