Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN: để lâu, lạc hậu

Thứ hai - 19/03/2012 02:02 1.336 0
Nhiều ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân được nâng lên 6 triệu đồng/tháng áp dụng từ năm 2014 là không phù hợp với thực tế.

Dư luận đang rất quan tâm tới mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ được nâng lên 6 triệu đồng/tháng, và thời hạn áp dụng là năm 2014 theo thông báo mới đây của Bộ Tài chính về những nội dung cơ bản của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mà Bộ Tài chính trình Chính phủ để đưa ra Quốc hội điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng lên 6 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ gia cảnh áp dụng cho đối tượng phụ thuộc cũng được điều chỉnh tăng thêm 800.000 đồng, là 2,4 triệu đồng/người/tháng.

 

Cần lưu ý thời điểm áp dụng điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân.

Bộ Tài chính cũng đưa ra phương án sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập tính thuế. Theo đó, biểu thuế mới chỉ còn 6 bậc, thuế suất cao nhất áp dụng là mức 30% cho thu nhập từ 52 triệu đồng trở lên… Thế nhưng, mức điều chỉnh này được áp dụng từ năm 2014. đây là điều khiến nhiều người thuộc diện nộp thuế băn khoăn, vì với tốc độ lạm phát hiện nay (năm 2011 là 18,13%), rất có thể giá trị tiêu dùng của 6 triệu đồng vào năm 2014 không hơn bao nhiêu so với 4 triệu đồng của thời điểm hiện tại.

Điều đó cũng có nghĩa, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh trên thực tế lại không có mấy tác dụng đối với những người có thu nhập trung bình thấp như công nhân, viên chức... Theo ông Huỳnh Tấn Kiệt, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đồng Nai, với mức 6 triệu đồng áp dụng vào năm 2014 thì đối tượng bị thu nhiều nhất là người lao động trực tiếp, và thực tế với mức hiện nay cũng đang thu thuế vào phần tiền tăng ca của công nhân.

Ông Võ Văn Võ (người nộp thuế), cán bộ Trung tâm Y tế quận 3, TP.HCM nhận xét: "Mức chịu thuế này hiện nay là hợp lý, nhưng đến năm 2014 mới áp dụng thì quá lâu, tác dụng tháo gỡ khó khăn cho người hưởng lương sẽ thấp. Như tôi, khi phải đóng thuế hàng triệu đồng thì phần thu nhập tăng thêm của mình cũng chẳng còn bao nhiêu".

Chị đào Thị Nhâm, một người nộp thuế ở Hà Nội, cũng nêu: "Mức giảm trừ gia cảnh cho đối tượng phụ thuộc nếu chỉ tăng lên 2,4 triệu đồng/tháng thực sự không có mấy ý nghĩa, vì chi phí nuôi 1 đứa con ăn học bây giọ rất cao. Như con tôi học cấp 2, mỗi tháng phải chi khoảng 2,5 triệu đồng bao gồm tiền học phí, học thêm, học bán trú. đó là chưa kể ăn uống và các sinh hoạt phí khác".

Trong khi đó, còn rất nhiều người có thu nhập nhưng lại khó thu thuế vì không có cơ sở,  như các chủ trang trại, các tiểu thương… đây là một khoảng trống trong chính sách thuế thu nhập cá nhân. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thuế TNCN không đơn thuần là một khoản thu mà là chính sách liên quan đến đọi sống của hàng triệu người lao động, đến sức dân.

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thu được các khoản thu từ một bộ phận những người có thu nhập cao, hoặc mức thu cũng không tương xứng với khoản thu nhập mà họ được hưởng. Trong khi lại quá chú trọng khoản thu của những người có mức thu nhập trung bình thấp như công nhân, cán bộ công chức Nhà nước…

Ông Phạm Minh Thành, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội đồng Nai nhìn nhận: "Mặc dù tăng thuế TNCN không làm ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội, nhưng khi tiếp xúc với người lao động tôi nhận thấy, bây giọ nếu cứ giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế thì sẽ rất khó cho người lao động, vì thực chất thu nhập bình quân hiện nay của người lao động đã xấp xỉ mức này. Và con số 4 triệu đồng/tháng không đủ trang trải cho cuộc sống trong điều kiện giá cả tăng hiện nay".

Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN là việc làm cần thiết trong bối cảnh lạm phát cao hiện nay. Song, nếu lùi thời điểm áp dụng chính sách này quá xa thì giá trị thực tiễn của chính sách sẽ rất thấp./. 
 

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, ủy viên ủy Ban Kinh tế của Quốc hội:  Về mức, có thể tạm coi là phù hợp, nhưng thời điểm năm 2014 dự kiến áp dụng sẽ là quá xa vọi, không phù hợp thực tiễn. Khi dự thảo này được đưa ra Quốc hội, tôi sẽ có ý kiến. Vì mức giảm trừ này hiện phù hợp nhưng đến năm 2014 thì mọi thứ sẽ thay đổi nhiều và hiệu quả của chính sách trở nên hạn chế.

Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương và tiền công, Bộ Lđ-TB&XH: Cần nhìn nhận vấn đề thuế TNCN không chỉ là một khoản thu mà còn liên quan đến sức dân. ở các nước tiên tiến, thuế được tịnh tiến theo thu nhập. Ví dụ thu nhập 10.000 đồng thì nộp thuế 100 đồng, thu nhập 100.000 đồng phải chịu thuế 20.000 đồng. Còn ở ta cần tính toán kỹ, mức nào thì sẽ có bao nhiêu người nộp vì nó còn liên quan đến sức dân.

Ông Huỳnh Tấn Kiệt, Chủ tịch LđLđ tỉnh đồng Nai: Về nguyên tắc, thuế thu nhập cá nhân phải hướng đến việc tăng thu cho ngân sách và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ để đưa ra những phương thức thu thuế sao cho công bằng hơn, thu được thuế từ nhiều đối tượng. Trong giai đoạn 2011 - 2015, nên áp dụng mức giảm trừ gia cảnh 8 triệu đồng/tháng là hợp lý.

Thu Thùy/VOV1

Bình luận


  • MINH TRÍ -  phuvinh58@yahoo.com

    đọ€ NGHỊ Bọ˜ TÀI CHÍNH NGHIÊN Cọ¨U PHƯÆ NG ÁN TÍNH TOÁN Sọ¬A CHọ¬A LUẬT THUẾ THU NHẬP TRÁNH LẠC HẬU Vừa qua bộ tài chính dự thảo sửa chửa luật thuế thu nhập cá nhân trình quốc hội thông qua và áp dụng vào năm 2014, trong đó có điểm mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng /1 tháng hiện nay sẽ lên 6 triệu đồng , người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng lên 2,4 triệu đồng . Chúng ta biết tình hình kinh tế của nước ta hiện nay lạm phát và trượt giá đều ở mức hai con số , nếu bộ tài chính qua tính toán áp dụng ngay vào thời điểm này đối với năm 2012 thì có thể hợp lý , nhưng mãi đến 2014 mới áp dụng thì việc áp dụng sẽ trở nên lạc hậu không còn ý nghĩa nữa, không đáp ứng được nguyện vọng của người nộp thuế , nhất là những đối tượng đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước. đề nghị Bộ tài chính nghiên cứu có thể áp dụng thời gian dài, hạn chế lạc hậu, hiện nay chính sách tiền lương của nước ta đang áp dụng mức tiền lương tối thiểu ,đây là mức đảm bảo sinh hoạt tối thiểu cho cuộc sống từng con người, được tính toán trên định mức lao động có cơ sở khoa học. Do vậy nên quy đổi mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc mà Bộ tài chính đề xuất hiện nay, so với mức tiền lương tối thiểu ra một hệ số . Như vậy nếu mức tiền lương tối thiểu có sự thay đổi điều chỉnh do tình hình trượt giá, thì mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng , nếu thực hiện theo phương án này được đưa vào sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân, thì sau này Bộ tài chính sẽ không còn phải tính toán trình quốc hội sửa chửa luật thuế thu nhập nữa, mà hiện nay cứ vài ba năm phải điều chỉnh sửa đổi luật thuế thu nhập một lần trình quốc hội xem xét ,trong dự thảo luật sửa đổi giao trách nhiệm cho Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện khi mức tiền lương tối thiểu có sự thay đổi.

  • mica -  vananh76vn@yahoo.co.uk

    CNVC nhà nước thì chỉ có thu nhập từ lương. Trong khi lương chưa đủ nuôi sống bản thân trong cái thời buổi bão giá này (chứ chưa nói gì đến việc nuôi con) thì đã bị trừ thuế thu nhập, vậy lấy gì để nuôi nấng và phát huy những mầm non tương lai của đất nước? thử họi thế nào là công bằng? Mới nghe đến việc nâng mức chịu thuế TNCN lên 6 triệu, đã tưởng dễ thở hơn, ai dè đến tận 2014 mới thực thi, vậy thì thay đổi làm chi hỡi các nhà làm luật?



 

Nguồn tin: VOVNew

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,134
  • Tổng lượt truy cập41,234,735
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây