Phá rừng: Sẽ xử nghiêm (!?)

Thứ bảy - 17/03/2012 21:19 1.526 0
Sau loạt bài "Tan nát rừng xanh", Báo Người Lao động đã có cuộc trao đổi với ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, xung quanh vấn đề này

 

* Phóng viên: Vừa qua, Báo Người Lao động có đăng tải loạt bài về nạn phá rừng tại miền Trung và Tây Nguyên. Tổng cục Lâm nghiệp có nắm được tình trạng này không, thưa ông?

- Ông Hà Công Tuấn: Thực trạng mà Báo Người Lao động nêu không phải bây giọ Tổng cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm mới biết. đúng như báo phản ánh, lợi dụng tình hình cho phép làm các dự án, nhiều nơi đã diễn ra cảnh phá rừng gay gắt.Năm 2011, chúng tôi đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong nhiều tháng. Sau đó, chúng tôi đã báo cáo Bộ NN-PTNT và bộ đã trình Chính phủ. Tiếp đó, Thủ tướng ký Chỉ thị 1685 (ngày 27-9-2011) về việc tăng cưọng chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Trong đó, Thủ tướng quyết định tạm dừng triển khai các dự án cho thuê đất rừng để trồng cao su… đã được phê duyệt. Thủ tướng rất kiên quyết xử lý đối với tình trạng phá rừng và cơ quan chức năng đang vào cuộc, ai sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm đến đó. Một số dự án rừng ở đắk Lắk có sai phạm, mới đây, Trung ương đã xử lý từ lãnh đạo tỉnh trở xuống. Sắp tới, Bộ NN-PTNT tiếp tục tổ chức các đoàn vào miền Trung và Tây Nguyên để kiểm tra việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng.

Một vụ phá rừng ở huyện Sông Hinh - Phú Yên bị lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: Họ’NG ÁNH
* Trên internet có rất nhiều tin rao bán đất rừng ở miền Trung và Tây Nguyên. Điều đó cho thấy người ta phá rừng một cách ngang nhiên, công khai ở khu vực này?
- Không phải 100% dự án đều xấu cả. Cũng có dự án hiệu quả, làm ăn đúng đắn nhưng đúng là có tình trạng lợi dụng chiếm đất rồi mua bán, trao đổi để kiếm lời. Có thể khẳng định nhiều dự án có mục đích chiếm đất đem bán chứ không phải để làm rừng, dẫn đến tình trạng mặc cho hoạt động phá rừng diễn ra.
* Tổng cục Lâm nghiệp đang tổng kiểm tra, kiểm kê rừng trên cả nước. Sau khi có kết quả, đối chiếu với diện tích rừng được giao với thực tế rừng bị phá, tổng cục sẽ đề xuất Chính phủ xử lý chính quyền địa phương và các bên liên quan?
- Thực hiện quyết định của Thủ tướng, ngành lâm nghiệp đang tiến hành tổng kiểm tra và kiểm kê rừng cả nước, sẽ kết thúc vào năm 2015. Năm 2012, chúng tôi triển khai thí điểm tại hai tỉnh Bắc Kạn và Hà Tĩnh. Sau khi kết thúc việc kiểm tra, kiểm kê tại 2 tỉnh này, ngành lâm nghiệp sẽ có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện trên cả nước trong 3 năm tiếp theo.
Từ trước đến nay, Nhà nước giao hay ra quyết định thành lập các khu rừng đặc dụng là căn cứ theo diện tích, còn thực tế rất biến động nên khó đánh giá, nhất là về giá trị. Dù Chính phủ đã ban hành nghị định về phương pháp định giá rừng và Bộ NN-PTNT cũng có thông tư hướng dẫn nhưng thực sự khó trong đánh giá giá trị.
Sau khi tổng kiểm tra cho thấy chất lượng rừng ở địa phương nào đi xuống, việc xem xét trách nhiệm lãnh đạo địa phương đó chắc chắn sẽ được đặt ra. Tuy nhiên, việc xem xét trách nhiệm và xử lý đến đâu là thẩm quyền của cấp cao hơn.
Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm
Theo ông đỗ Trọng Kim, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, cục đã trực tiếp tham mưu cho Tổng cục Lâm nghiệp về những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách bảo vệ rừng và việc này đã được đề xuất lên Thủ tướng. Sau đó, Thủ tướng đã ký Quyết định 07 (ngày 8-2-2012) về một số chính sách  tăng cưọng công tác bảo vệ rừng.
Quyết định 07 xác định rõ việc phân cấp trách nhiệm quản lý rừng thuộc về chính quyền địa phương. Nếu tỉnh nào để xảy ra phá rừng, chuyển đổi rừng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu chính quyền địa phương và chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng và lãnh đạo cấp trên.
 
THẾ DŨNG thực hiện

Ý kiến bạn đọc

  • võ xuân Thạch
    17/03/2012 04:01

    ...."Phá rừng: Sẽ xử nghiêm"....câu này tôi nghe vừa lúc chào đọi....cho đến bây giọ thì tôi đã già,rừng vẩn bị tàn phá thê thảm và câu nói..."Phá rừng: Sẽ xử nghiêm.."...vẩn còn nghe và thấy hàng ngày...

  • culi
    17/03/2012 05:46

    Tiền phạt ít hơn tiền lợi nhuận thì tại sao lại sợ.. vì mình vẫn còn lời!! các ông quan này không biết làm việc nước tại sao cứ phải mãi lưu dụng? thật hiểu không nổi tại sao và ai cắt nhấc họ vào chức vụ đó!? làm sai hay làm không được việc thì phải bị sa thải vì chúng ta cả nước đang làm kinh tế đễ dân giàu nước mạnh và đọi sống được văn minh.. lưu dụng mấy cán bộ bất tài để làm gì họ chẵng biết gì hơn ngoài nịnh hót cấp trên và đè đầu thuộc cấp.. câu nói "xử nghiêm" là câu nói trơ trẻn nhất mà chúng ta phải nghe thấy mỗi ngày.

  • Văn Bọm
    17/03/2012 07:36

    Vâng ! đợi các vị xử nghiêm, thì rừng chỉ còn là kọ· niệm.

  • Êt Nhất
    17/03/2012 08:22

    Việt Nam là một trong những nước phá rừng nhiều nhất trên thế giới. Việc tàn phá rừng không những hủy hoại môi trường sống mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và an ninh quốc gia. Tôi đề nghị hãy xử lý thật nghiêm vấn đề nhức nhối này, xem tội phá rừng ngang như tội giết người và thực chất việc phá rừng đầu nguồn gây ra lũ lụt cũng đã gián tiếp giết người rồi...

  • Trần Văn Thi
    17/03/2012 08:44

    Tới xử nghiêm thì chẳng còn được cái cây nào, cứ tà tà kiểu này thì.....

  • huongchi
    17/03/2012 08:44

    Pha rung. Het rung roi, dau con nua ma xu nghiem voi khong nghiem?

  • MINH TRÍ
    17/03/2012 10:41

    CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO Vọ† RọªNG KHÔNG CHọˆ TRÁCH NHIọ†M CủA đỊA PHƯÆ NG Tại sao tình trạng lâm tặc cứ tiếp tục hoành hành chặc phá rừng, vận chuyển gổ một cách trái phép ngang nhiên xảy ra ở hầu như các tỉnh có rừng , mặc dù các địa phương đều có phương án quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng, quản lý kiểm tra của ngành kiểm lâm nhưng vẫn không hiệu quả . Người ta đặt dấu họi cây gổ chứ đâu phải cây kim sợi chỉ đâu mà giấu được ? Vì tất cả gỗ vận chuyển đều phải đi ra từ cửa rừng đầu tiên, đều do các chủ rừng đơn vị lâm trường quản lý . Như vậy làm sao để đi được ? Qua tìm hiểu của nhiều hộ dân đang sinh sống ở khu vực bên ngoài cửa rừng , dân có nhu cầu đi lấy gỗ khi vận chuyển ra khơi cửa rừng chỉ cần bồi dưỡng cho nhân viên gác cửa rừng , tùy theo loại xe lớn hay nhọ vận chuyển gỗ nhiều hay ít hai bên tự thọa thuận mức bồi dưỡng, rồi được vận chuyển ra ngoài cửa rừng . Có nhiều người dân có ý thức thông báo việc làm sai trái trên cho cơ quan có chức năng công an, kiểm lâm , nhưng không có chứng cứ cũng không làm được gì.

    trường hợp như các vưọn quốc gia quản lý rừng nguyên sinh có rất nhiều gỗ  quý , có bộ máy quản lý của vưọn quốc gia, bên cạnh đó còn có Hạt kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ quản lý rừng của vưọn quốc gia, nhưng gỗ vẫn tiếp tục bị chặt phá vận chuyển gỗ  ngang nhiên . Thực tế đã xảy ra rất nhiều vưọn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên của các tỉnh, đã được phóng viên báo chí phản ánh, nhiều vụ đã phát hiện vận chuyển gỗ quý với số lượng lớn , do cán bộ kiểm lâm của vưọn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên tiếp tay với lâm tặc , đã bị các cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, như vụ kiểm lâm tiếp tay lâm tặc tàn phá hàng ngàn cây nghiến cổ thụ tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong quang tỉnh Hà giang , vụ phá rừng phòng hộ tại tỉnh Gia lai vv...

    Các vưọn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên do các Bộ ngành trung ương quản lý, thì cơ chế tổ chức hiện nay Phó giám đốc vưọn quốc gia lại kiêm Hạt trưởng hạt kiểm lâm của vưọn , Hạt trưởng do đơn vị chức năng của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn bổ nhiệm , không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục kiểm lâm địa phương. Có thể do cơ chế trên nên có điều kiện dễ xảy ra tiêu cực?. Hiện nay có những khu rừng ở gần khu vực biên giới của các tỉnh miền núi tây nguyên, đi vào cửa rừng rồi lại phải đi qua nhiều đồn biên phòng , khi qua đồn phải xuất trình giấy tọ tùy thân có lý do mới vào được , nhưng gỗ của bọn lâm tặc vẫn đi được . để có thể khắc phục tình trạng chặt phá rừng hiện nay, cần thiết các bộ ban ngành cấp trên có văn bản chỉ đạo các địa phương, trong việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị chủ rừng, kiểm lâm , công an , biên phòng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành tham gia , đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái , bảo vệ sự sống cho con người . Thực hiện quy chế trên cần phải xây dựng ngay chốt tại các trạm cửa rừng, có lực lượng phối hợp của các ngành trên tham gia tăng cưọng ở đây , thưọng xuyên công tác kiểm tra các đơn vị khai thác gỗ tự nhiên được cấp phép, và các phương tiện vận chuyển gổ ra cửa rừng, phát hiện xử lý ngay các đối tượng có hành vi lấn chiếm đất rừng vào mục đích khác như trồng trọt, làm nhà trái phép, kiên quyết trục xuất ra khơi cửa rừng. Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý các tình huống trên và có chế độ bồi dưỡng xứng đáng cho các lực lượng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng . đối với các vưọn quốc gia trực thuộc trung ương , nên tách chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa Bộ máy quản lý vưọn quốc gia và Hạt kiểm lâm của vưọn . Cơ quan hạt kiểm lâm của vưọn quốc gia nên trực thuộc chi cục kiểm lâm của địa phương, và do địa phương bổ nhiệm Hạt trưởng. đối với chủ rừng là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm Gíam đốc các lâm trường , các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ , trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao , phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

  • Phạm Khắc Tiến
    17/03/2012 12:56

    Vâng, xử lý nghiêm! Cái cưa, xe cẩu, xe reo chở gỗ lậu ... là những "lâm tặc" trực tiếp phá rừng, bắt một ít, "giam" vào kho là hết lâm tặc chứ gì?!

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay6,812
  • Tháng hiện tại58,182
  • Tổng lượt truy cập41,125,985
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây