Mấy ngày nay, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giới chuyên gia và cả các đầu mối lớn đều khẳng định hiện đang là thời điểm thích hợp để tiếp tục giảm giá xăng dầu để bớt khó cho người tiêu dùng. Căn cứ để giảm giá là giá thế giới đã giảm mạnh còn các DN kinh doanh xăng dầu trong nước cũng đang lãi không nhọ.
Giá thế giới đã giảm sâu
Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần (4-6), dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 7-2012 đã giảm giá ngay lúc mở cửa, với mức trên 83 USD/thùng, đến chiều lại giảm tiếp xuống 82 USD/thùng. Dầu Brent của Anh giao dịch trên 98 USD/thùng, giảm hơn 3 USD/thùng so với cuối tuần trước.
Cùng thời điểm, tại thị trường Singapore, nơi cung cấp hơn 40% nguồn xăng dầu cho Việt Nam, giá xăng dầu thành phẩm cũng đã giảm rất sâu. Cụ thể, phiên giao dịch ngày 1-6 giá xăng A92 chỉ còn 108,35 USD/thùng, giảm khoảng 20 USD/thùng so với giá đầu tháng 5-2012.
Như vậy, nếu tính bình quân 10 ngày (so với thời điểm ngày 23-5 khi Bộ Tài chính điều chỉnh giá xăng giảm 600 đồng/lít, giá xăng nhập khẩu trên thị trường Singapore ở mức 114,68 USD/thùng), giá xăng đã giảm hơn 8%.
Tương tự, các mặt hàng dầu cũng giảm giá mạnh. Ngày 1-6, giá dầu họa chỉ còn 113,57 USD/thùng, dầu DO còn 115,18 USD/thùng, giảm khoảng 20 USD/thùng so với phiên giao dịch đầu tháng 5 vừa qua.
DN lãi khoảng 1.500 đồng/lít
Theo nhiều phân tích, mặc dù Bộ Tài chính mới giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu vào ngày 23-5 nhưng bản thân giới kinh doanh xăng dầu cho biết thời điểm này hoàn toàn có thể giảm tiếp giá bán lẻ. Theo tính toán, giá cơ sở trung bình 30 ngày kể từ ngày 1-6 trở về trước, đang thấp hơn giá bán lẻ khoảng 900 đồng/lít.
trường hợp tính từ ngày 24-5 đến nay (khi Bộ Tài chính áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng lên 4%), doanh nghiệp lãi khoảng 1.500 đồng/lít do giá đứng ở mức rất thấp trong nhiều phiên giao dịch gần đây.

Lãnh đạo một đầu mối xăng dầu ở miền Nam cho rằng đây là thời điểm cần sớm điều chỉnh giảm giá xăng dầu. Ông này lý giải, việc duy trì mức lãi cao hiện nay cũng không tốt cho thị trường và các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu, bởi trên thực tế, nhiều đầu mối nhọ lượng tồn kho ít, cộng thêm nhập được xăng dầu giá rẻ thời điểm này đã có lãi lớn, dẫn tới chạy đua hoa hồng cho đại lý giữa các đầu mối.
Còn theo ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giam đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), mức lãi của các DN còn phải xem xét trên yếu tố hàng tồn kho nhập từ thời điểm trước đó. Nhưng nếu ngắt ra từ thời điểm 23-5 đến nay, giá cơ sở của DN này đang thấp hơn giá bán hiện hành 900 - 1.000 đồng/lít hoặc trên một chút.
Cũng theo tiết lộ của giới kinh doanh xăng dầu, mức hoa hồng đại lý đã được đẩy lên trung bình 700 - 800 đồng/lít, thậm chí còn cao hơn do các đầu mối nhọ chạy đua giành giật đại lý.
Bao giọ giảm giá?
Theo Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, thời gian giữa hai lần điều chỉnh giảm giá liên tiếp tối thiểu là 10 ngày. Việc giảm giá được tính dựa trên giá tính bình quân 30 ngày, theo đó nếu giá cơ sở giảm trong phạm vi dưới hoặc bằng 12% so với giá bán lẻ hiện hành thì đầu mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng.
Nếu giá cơ sở giảm trên 12% so với giá hiện hành, sau khi cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp về thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá, đầu mối xăng dầu phải tiếp tục giảm giá bán lẻ, không hạn chế khoảng thời gian giữa hai lần và số lần giảm giá. Nếu xét theo quy định trên, việc giảm giá thời điểm hiện tại là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo chiều 4-6, của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, khẳng định: Mức giảm tương ứng mức đã tăng giá là không thể tiến hành được do phải bảo đảm hài hòa quyền lợi Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng. Theo ông Chiến, cùng khả năng giảm giá, biện pháp tăng trích quỹ, tăng thuế cũng cần áp dụng. Còn việc có giảm giá thời gian tới hay không, Bộ Tài chính sẽ chủ trì.
Ông Chiến còn cho rằng, việc giảm giá xăng dầu tương ứng với mức giảm của giá thế giới là không thể thực hiện được, bù lại liên bộ sẽ xem xét áp dụng việc tăng thuế nhập khẩu, trích lập quỹ bình ổn giá.
Rõ ràng, với mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện nay, theo các chuyên gia, việc bộ tính toán điều chỉnh giảm ở mức tương tự kết hợp với tăng thêm thuế nhập khẩu xăng dầu là việc hoàn toàn hợp lý và có thể làm ngay. Nhưng, trong khi các bộ còn đang chọ nhau và nghe ngóng thì người tiêu dùng chỉ còn biết dài cổ chọ và hằng ngày vẫn phải chấp nhận mua xăng đắt hơn thực giá.
Theo VOV
à kiến bạn đọc
Chỉ vì lợi ích của một bộ phận mà đánh mất lợi ích của toàn dân.
ô hô. Giảm giá xăng hả? Còn lâu, khi nào giá xăng VN đắt hơn Kampuchia thì lúc đó hãy tính nhé. Bà con ta cứ yên tâm mà chọ.
Thì các DN, Bộ cho rằng DN còn lỗ, thuế thu chưa đủ để thu đủ rồi mới giảm giá được vì quyền lợi người tiêu dùng! quyền lợi người tiêu dùng đâu chẳng thấy, chỉ thấy cục tức ngày càng tăng, và giá theo thị trường của VN là thế đấy chỉ có tăng phi mã chứ giảm cho vui.
độc quyền = Lợi ích nhóm dễ gì điều chỉnh!
Khổ lắm nói mãi, mấy bác quản lý không chịu đá động tới, đợi báo đài nhắc hoài.
Chuyện xăng dầu nghe quan chức nói không thể chấp nhận được. Giá xăng dầu lên thì mấy ngàn, giảm thì nhọ lẻ vài trăm đồng. Trả lời thì nói là giá giảm nhưng lượng nhập còn tồn. Vậy khi xăng lên giá thì không có lượng xăng tồn sao quan chức Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giam đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)?. Khi xăng giảm giá thì lại chuẩn bị tăng thuế, tăng trích quỹ. Làm dân Việt sao khổ quá, có tí tiền từ "cơ chế thị trường" do xăng giảm giá thì bên không chịu giảm, bên lại lăm le trích.
NGƯọœI TIÊU DÙNG đANG CHọœ đọ¢I SỊM Điọ€U CHọˆNH GIẢM GIà Xđ‚NG DẦU Khi giá dầu thô trên thế giới mới vừa tăng, thì lập tức các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã kêu lỗ, đề nghị nhà nước điều chỉnh tăng giá , và đúng thật hai bộ, Bộ Tài chính và Bộ công thương đã thống nhất điều chỉnh tăng giá ngay. đến nay thì giá dầu thô thế giới liên tục giảm, thời gian đã quá lâu người dân thì sốt ruột, nhưng không thấy doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào đề nghị nhà nước điều chỉnh giá giảm cho phù hợp, các doanh nghiệp thì bảo đây là trách nhiệm của Bộ Tài chính, còn Bộ Tài chính thì đang cân nhắc không biết đến bao giọ ? đồng chí Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ từng phát biểu Vì lợi ích cho trên 80 triệu dân Việt nam chứ không vì lợi ích của hàng chục doanh nghiệp xăng dầu. Người dân thấy rất vui mừng, nhưng qua theo dõi việc điều chỉnh giá xăng dầu của Bộ Tài chính vừa qua, thì khi giá dầu thô của thế giới tăng thì Bộ Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngay và được điều chỉnh tăng quá cao trên 2000 đồng/ lít, nhưng khi giá dầu thô trên thế giới giảm thì việc điều chỉnh giá xăng dầu quá chậm viện đủ lý do phải thực hiện đúng theo Nghị định 84 cp của Chính phủ , khi được điều chỉnh thì giảm nhọ giọt như vừa qua chỉ giảm 600 đồng/ lít làm cho người tiêu dùng quá thất vọng. Cuối cùng chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp xăng dầu, các doanh nghiệp này hiện nay đang lãi lớn thực chất là bóc lột túi tiền của người tiêu dùng . Từ trước đến nay không có đơn vị nào đứng ra bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lãnh vực xăng dầu. để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được kịp thời và có trách nhiệm, cần có một tổ chức thực hiện nhiệm vụ này, đề nghị Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt nam cần quan tâm theo dõi có ý kiến đề xuất kịp thời với các cơ quan có chức năng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lãnh vực xăng dầu. Hiện nay để người tiêu dùng không bị thiệt thòi, đề nghị Bộ Tài chính sớm điều chỉnh giảm giá xăng dầu được kịp thời. MINH TRÃ
Liên bộ TC - CT đang bảo kê cho các DN XD.
Bộ công thương nói sao đây? phục vụ nhân dân hay phục vụ nhóm lợi ích? chọn phương án nào?
Lại chuyện xăng thế giới giảm, xăng trong nước không giảm
Sao quốc hội không bọ phiếu tín nhiệm bộ trưởng Tài Chính và Công Thương nhỉ?
Người dân dài cổ chọ giảm giá trong khi 2 Bộ cứ đủng đỉnh kéo dài thời gian cho các doanh nghiệp xăng dầu tự do thu vén từ túi người dân. Không DN xăng dầu nào tự động xin giảm giá đâu, phải ra tay giảm giá xăng dầu ngay để giảm lạm phát vì hiện nay việc giảm nhọ giọt không doanh nghiệp kinh doanh vận tải nào chịu giảm cước cả!
Xin các quan vui lòng cho biết công thức tính giá xăng dầu trong nước theo giá thị trường để người dân hiểu rọ và giám sát giá nữa chứ. Và đề nghị cục quản lý giá, thuế.. quản lý tốt hơn giá các mặt hàng bán lẻ trong nước (các cửa hàng buôn bán tại các địa phương trong cả nước bởi chi phí đầu vào giảm mà giá ko giảm, chẳng hạn cơm, cà phê, hũ tíu, thịt cá.... Mà nghe đâu lâu lâu có nạn quản lý thị trường, các ban ngành quản lý khác... đi xin (các cửa hàng buộc phải cho để tồn tại) tiền các cửa hàng nữa. Nạn tham nhũng này cộng trên cả nước thì số tiền lớn vô cùng. Dẫn tới người lao đông phải trả cho chi phí sinh hoạt hàng ngày tăng quá lớn.
Các bác thông cảm cho, vì các DNNN còn phải trang trải nợ cả trăm ngàn tỉ đồng cho ngân hàng. Khoanh nợ này lớn lắm chứ mức lãi từ xăng dầu thắm thía vào đâu...
Tại sao lại phải giảm? hầu bao tui chưa đầy nên chưa giảm, các bác ráng là làng nhiều lên thì thế nào cũng được giảm 200d. Cố gắng chọ nhé
Sáng sớm hôm nay tôi cầm một tọ báo đọc mà tôi giận rung trong người. Tại sao dân mình lại chịu thiệt thòi quá? Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu họ lên tiếng nói có lãi khủng rồi, nhưng chọ Bộ Tài Chính cho giảm giá thì họ mới dám giảm , một nguyện vọng rất chính đáng và cũng là một sự mong chọ của người tiêu dùng . Nhưng ác một nỗi họ không thèm quan tâm , thật là bất công quá .