|
đá bọt được người dân đập nhọ để lát đường tại xã Quảng Hiệp. |
Mặc dù có rất nhiều đặc tính và tác dụng ưu viết nhưng không phải ai cũng biết nên rất ít người sử dụng bột núi lửa vào mục đích đã gây ra sự lãng phí tài nguyên vô cùng to lớn.
Do là nơi núi lửa phun trào bazan hoạt động mạnh mẽ, nên ở đây thưọng có rất nhiều màu đất, đá khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn là đất đọ và đá bọt phun trào. Hiện nay, địa phương này còn để lại rất nhiều dấu tích của núi lửa phun trào với các đồi bát úp và miệng núi lửa cùng với sản phẩm của nó là đá bazan đặc sít và đá bọt núi lửa có khối lượng rất lớn, nhiều nhất vẫn là địa bàn các xã Cư Suê, Quảng Hiệp, Ea M’ró...
đối với loại đá bazan bọt núi lửa chưa bị phong hoá có màu đen với đặc tính nhẹ, độ bền cơ học cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt sử dụng cho việc xây dựng nhà cao tầng, hoặc các công trình kiến trúc cần phải cách âm và cách nhiệt.
ọž các nước trên thế giới người ta thưọng dùng đá bọt này vào các công trình kiến trúc lớn như Pháp, Anh… nơi có rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo ngoài sức tưởng tượng.
Những hòn đá lớn được người dân dùng để làm bọ kè, hàng rào cho nương rẫy. |
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, gần như chúng ta chưa thấy loại đá bọt núi lửa được sử dụng vào lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, gây ra sự lảng phí vô cùng lớn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành giao thông của huyện Cư M’gar và nhiều người dân đã khai thác đá bazan bọt núi lửa, rồi đập vở vụn thành những cục kích thước nhọ dùng để lát đường, vỉa hè, đổ nền nhà, đắp sân.
Tại các xã Quảng Hiệp, Cư Suê, các thị trấn Ea Pôk, Quảng Phú là những địa bàn gần miệng núi lửa có nguồn đá bọt núi lửa phong phú, người dân những nơi đây đã khai thác hàng ngàn mét khối loại đá này làm vật liệu để rãi nền các con đường liên thôn, liên xã.
Ngoài ra, người dân nơi đây đã sử dụng đá bọt để kè bọ ruộng, bọ ao chống sạt lở đất trong những tháng mùa mưa, đá bọt này còn có đặc tính rất chắc chắn và dễ sắp xếp, nên việc vận chuyển không khó khăn.
thời gian gần đây, việc một số người dân trong vùng này đã khai thác những tảng đá bọt có kích thước lớn, hình thù lồi lõm, kỳ dị rồi dùng ô tô chở về TP Buôn Ma Thuột bán cho những gia đình, chủ khách sạn, nhà hàng có nhu cầu xây đắp hòn non bộ, xây dựng khuôn viên thay cho việc sử dụng "đá" san hô phải đưa từ vùng biển Nha Trang (Khánh Hoà) lên vừa tốn kém, vừa ảnh hưởng đến việc bảo vệ sinh thái biển.
Nếu như biết cách vận dụng linh hoạt trong vấn đề đá núi lửa này sẻ có rất nhiều lợi
nhuận keo theo, tiềm năng của nó rất lớn, hơn nữa loại đá này rất nhiều do quá trình phun trào hàng triệu năm của núi lửa.
Theo quan niệm của rất nhiều người chơi cảnh, đá bọt núi lửa dùng vào non bộ giá cả rẽ hơn rất nhiều so với các loại san hô chở từ vùng biển lên, hình thù của nó cũng tương đối giống với san hô, nếu được thiết kế bài bản, mắt thưọng khó có thể phân biệt được đó là san hô, hay đá núi lửa.
Anh đưọng giám đốc một công ty dựng ở đắk Lắk cho biết, ngày trước chúng tôi không biết loại đá này có giá trị nên khi làm đường cấp phối thưọng cho lấy loại đá này về lát nền đường giao thông nông thôn, thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu phải tìm vào các vùng sát núi lửa rồi chứ không nhiều như ngày trước nữa. Nguyên nhân mà anh đưọng đưa ra, chủ yếu người dân lấy về kè bọ rào, và lát nền nhà.
Còn anh Nguyễn Văn Hải một người dân địa phương cho biết thêm, trước đây nhiều lắm, đá vương vãi khắp nơi, người dân mong lấy đi cho sạch sẽ, tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều người dân lấy về trữ trong nhà, hoặc làm bọ kè, làm hàng rào ranh giới cho rẫy nương chống xói mòn, nên hiện nay loại đá này cũng ít dần, hơn nữa các đơn vị thi công đường cũng dùng loại đá này lát nền nên ngày càng ít đi.
Thiết nghĩ, nếu như chính quyền địa phương biết cách quản lý và khai thác loại đá này một cách hợp lý bởi đây sẽ là một nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn đóng vào cho ngân sách địa phương, đồng thời nó kéo theo rất nhiều cái lợi, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi san hô cho biển cả…..
Nguyễn Hải Dương