thời gian qua, trong quá trình thi công, đơn vị này không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.
|
Tại Km 836, "ổ gà" chỉ được vá lấp tạm bợ nên chỉ cần một trận mưa, đất trôi, "ổ gà" lại trở thành ao trên đường |
Cụ thể như theo quy định, đối với các công trình làm đường giao thông có quy mô lớn, mật độ người và phương tiện tham gia đông như tuyến Quốc lộ 14, bắt buộc các đơn vị thi công phải cắm cọc tiêu kiên cố, sơn phản quang.. Ngoài ra, những chỗ hạ thấp nền đường so với mặt đường nhựa có độ sâu trên 30 cm phải có đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu vào ban đêm để cảnh báo cho phương tiện và người tham gia giao thông. Thế nhưng, trong suốt cả chiều dài của tuyến Quốc lộ 14 đang được thi công thì không có một đơn vị nào chấp hành đúng quy định về bảo đảm ATGT. Hầu hết các đoạn tuyến, các đơn vị thi công hạ thấp lề đường so với mặt đường nhựa sâu từ 15-40 cm, thậm chí có nơi sâu đến 50 cm, nhưng chỉ cắm các cọc tre, cây rất sơ sài, chỉ cần một trận mưa là những hàng cọc tiêu này bị ngã sập. Nguy hiểm nhất, tại những chỗ sâu khoảng 50 cm không hề được lắp đặt rào chắn. Chính vì thế, trong thời gian qua, trên đoạn tuyến này xảy ra khá nhiều vụ tai nạn giao thông. Hầu hết các vụ tai nạn đều tự ngã, nguyên do khi gặp 2 xe ô tô tránh nhau, người điều khiển xe máy không còn lựa chọn nào khác là đành chấp nhận lao xuống lề đường. Ông Phạm Văn Cưọng, một người dân ở xã Nâm N’Jang (đắk Song) bức xúc: "Cách đây một tuần, khi đi lên thị xã Gia Nghĩa bằng xe máy, do 2 bên lề đường đã bị múc sâu, mặt đường lại hẹp, nhiều đoạn dốc, rất nguy hiểm nên tôi bị ngã đến mấy lần. Lần ngã cuối cùng thì tôi bị gãy chân nên phải vào bệnh viện cấp cứu, bó bột. Nguyên nhân là do có 2 xe ô tô tránh nhau, không còn đường để đi, tôi buộc phải lao xuống lề đường thì bị xe máy đè lên chân. Tình trạng đường sá như thế này chắc chắc sẽ gây nhiều nguy cơ TNGT cho người dân, nguy hiểm nhất là vào ban đêm".
Mặt khác, nhiều đoạn, vị trí mặt đường đã xuống cấp, xuất hiện nhiều "ổ gà", "ổ voi" cũng chưa được các đơn vị thi công xử lý. Cụ thể, đoạn km 817+ 050 đến km 887+00 thì có đến 13 điểm, mặt đường đã bị bong tróc, hư họng nặng, tạo ra nhiều "ổ gà" lớn nhọ gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại. Bên cạnh đó, ở một số điểm khác, các đơn vị thi công xử lý, vá lấp các "ổ gà", "ổ voi" bằng cách lấp đất, nên khi các loại xe trọng tải lớn đi qua là cuốn bụi tung mù trọi. Với cách xử lý tạm thời như hiện nay thì chỉ cần vài lượt xe đi qua hoặc trọi mưa, là đất bị trôi, những "ổ gà" hay "ổ voi" đâu lại vào đấy.
Trước thực tế trên, Ban ATGT tỉnh, Sở Giao thông-Vận tải đã nhiều lần gửi các văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần BOT & BT đức Long đắk Nông khắc phục ngay những vị trí mặt đường đã bị hư họng. đối với những đoạn đường đã bị đào sâu, mở rộng, công ty cần tập trung nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn trả mặt đường, đảm bảo ATGT; đồng thời phải nhanh chóng bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu, rào chắn tại những vị trí thi công và những vị trí mất ATGT. Ngoài ra, các đơn vị thi công cần phải thay thế những biển báo hiệu không đúng với quy định tại điều lệ báo hiệu đường bộ. Ông Nguyễn Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải cho hay: "Mặc dù cơ quan chức năng đã gửi rất nhiều văn bản cho chủ đầu tư, nhưng các đơn vị thi công vẫn không chấp hành. Với thực trạng này, nếu xảy ra TNGT nghiêm trọng trên đoạn đường thuộc dự án thì Công ty Cổ phần BOT & BT đức Long đắk Nông chính là đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Bài, ảnh: Phạm Khánh