Từ ngày 23 đến 25-8, đoàn công tác liên ngành do Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) chủ trì đã tiến hành khảo sát hiện trạng khu vực dự kiến xây dựng hai thủy điện đồng Nai 6 và 6A tại 3 tỉnh Lâm đồng, đắk Nông và Bình Phước. Hoạt động này nằm trong nhiệm vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện đồng Nai 6 và 6A của Bộ TN-MT.
Điều và lúa thay rừng nguyên sinh?
Sau 3 ngày khảo sát, đoàn kiểm tra cho rằng hiện trạng chung khu vực thực hiện 2 dự án hầu hết là rừng tái sinh, rừng sản xuất… hầu như không có rừng nguyên sinh. Bên cạnh đó cũng không phát hiện dấu hiệu của các loại động vật quý hiếm.
Cụ thể, khu vực thuộc tỉnh đắk Nông, theo quy hoạch là rừng phòng hộ Nam Cát Tiên, chủ yếu là rừng tái sinh sau nương rẫy và rừng lồ ô, tre, nứa, rừng tự nhiên giàu không còn nhiều.
Khu vực thuộc tỉnh Bình Phước, theo quy hoạch là rừng phòng hộ, chủ yếu là rừng sản xuất gồm điều và cao su. Thậm chí ngay cả khu vực dự án và cận dự án nằm trong Vưọn Quốc gia (VQG) Cát Tiên (xã đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên - Lâm đồng) cũng có nhiều khu rừng sản xuất trồng điều và ruộng lúa. đây là vùng đệm nằm giữa vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Cát Tiên.
Vị trí dự kiến xây dựng thủy điện đồng Nai 6. Ảnh: XUÂN HOÀNG
Bà Hoàng Thị Kim Dung, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh đắk Nông, cho rằng diện tích rừng đắk Nông có 81 hộ dân được giao khoán trồng rừng và cao su. Các số liệu về đa dạng sinh học trong báo cáo không phù hợp vì số liệu này đã có từ lâu và hiện tại không còn phong phú và đa dạng.
Theo ông Nguyễn Vũ Trung, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Bộ TN-MT, cũng là thư ký đoàn, khu vực dự án gần như không còn rừng nguyên sinh nên các thành viên trong đoàn không quan tâm đánh giá cao tính đa dạng sinh học mà chủ yếu quan tâm đến ảnh hưởng trong quá trình thi công dự án đến đường di chuyển của sinh vật và chế độ dòng chảy xuống hạ lưu. Tuy vậy, ông Trung cũng thừa nhận chuyến khảo sát chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên tất cả đánh giá chỉ dựa trên cảm quan, chưa có số liệu cụ thể.
Lo cho Bầu Sấu
Dù cho rằng khu vực dự án không còn rừng giàu nhưng hầu hết các thành viên đều tọ ra lo lắng khu ngập nước Bầu Sấu sẽ bị tổn thương khi thủy điện được xây dựng.
Ông Lê Bắc Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam, nhận xét trong báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn chưa rõ các tác động đến Bầu Sấu, thiếu các thông tin cần thiết, vì vậy cần làm rõ cơ chế mối quan hệ qua lại về thủy văn giữa Bầu Sấu và sông đồng Nai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học khu vực Bầu Sấu, đặc biệt trong thời kỳ mùa kiệt.
đồng quan điểm, bà Hoàng Thị Kim Dung cho rằng cần xác định rõ các dự án có ảnh hưởng đến Bầu Sấu trên cơ sở xem xét mực nước chết của khu vực Bầu Sấu.
Một thành viên khác, ông Vũ Văn Tuấn, đề nghị chủ đầu tư cần làm rõ việc hồ sơ công nhận VQG Cát Tiên là di sản thế giới chịu tác động như thế nào đến các tiêu chí công nhận. Bên cạnh đó cần tham vấn cộng đồng làm rõ ý kiến của dân cư chịu tác động.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Khánh - một thành viên của đoàn - bày tọ lo lắng về phương án cấp nước hạ du khi lưu lượng thấp nhất thời kỳ kiệt khoảng 14 - 20 m3/giây trong 3 tháng.
Ông Nguyễn Văn Diện, Giám đốc VQG Cát Tiên, khẳng định công trình đi vào hoạt động chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy, tác động đến đa dạng sinh học khu vực Bầu Sấu.
Vì vậy, ông Diện đề nghị đánh giá đầy đủ giữa lợi ích, các giá trị đạt được với tổn thất do dự án gây ra. đồng thời xem xét ảnh hưởng của 2 dự án đến quá trình thẩm định công nhận di sản thế giới của VQG Cát Tiên.
Ngoài ra, đoàn khảo sát cũng thống nhất làm rõ mức độ tác động của 2 dự án trong tác động của tổng thể bậc thang thủy điện trên sông đồng Nai. Sau chuyến khảo sát này, Bộ TN-MT sẽ thuê một đơn vị độc lập đánh giá về dòng chảy sông đồng Nai đối với hạ nguồn dự án. đồng thời có văn bản xin ý kiến 3 địa phương hạ lưu bị ảnh hưởng là đồng Nai, Bình Dương và TPHCM.
Hai dự án đều ở trung lưu dòng chính sông đồng Nai Dự án thủy điện đồng Nai 6 có công suất 135 MW, dự kiến xây dựng tại khu vực rừng phòng hộ Nam Cát Tiên (xã Hưng Bình và đắk Sin, huyện Đăk R’Lấp - đắk Nông) và VQG Cát Tiên (thuộc 2 xã đồng Nai Thượng và Lộc Bắc, huyện Cát Tiên - Lâm đồng). Dự án thủy điện đồng Nai 6A, công suất 106 MW, dự kiến xây dựng ở khu vực rừng phòng hộ đồng Nai (xã đồng Nai, huyện Bù đăng - Bình Phước) và VQG Cát Tiên (thuộc 2 xã Phước Cát 2 và đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên - Lâm đồng). Hai dự án này nằm ở vị trí trung lưu dòng chính sông đồng Nai. Phía thượng lưu là dự án thủy điện đồng Nai 5 đang được xây dựng, phía hạ lưu là bậc thang thủy điện đồng Nai 8 mà hiện nay theo quy hoạch hiệu chỉnh đã được thay thế bằng 5 bậc thang thủy điện nhọ hơn. |
THU SƯÆ NG
à kiến bạn đọc MINH TRÃ
CHIẾN LƯọ¢C QUọC GIA Vọ€ Tđ‚NG TRƯÆ NG XANH CẦN ƯU TIÊN PHÃT TRIọ‚N Nđ‚NG LƯọ¢NG GIÓ & MẶT TRọœI HẠN CHẾ THủY Điọ†N. Hiện nay nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat không đáp ứng đủ , mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều dự án thủy điện ,nhiệt điện ,khí điện đạm vv.. đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực. Do vậy không thể phát triển thủy điện bằng mọi giá, lợi thế so sánh của nước ta nằm ở vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi ,có bọ biển dài trên 2.400km và nhiều núi đồi , nên đễ dàng phát triển năng lượng mặt trọi, năng lượng gió(Phong điện) . đây là lọai năng lượng sạch mà đến nay nước ta chưa phát huy mạnh mẽ nguồn năng lượng tiềm năng này, gần đây có một số dự án phong điện được thực hiện thí điểm ở các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu , bước đầu đã mang lại hiệu quả .Cần thiết nên triển khai ở các huyện đảo xa như các huyện đảo Lý Sơn Qủang Ngãi, huyện đảo Trưọnng Sa Khánh Hòa, huyện đảo Phú Quý Bình Thuận, huyện Côn đảo Bà Rịa Vũng Tàu vv… để các địa phương này chủ động về nguồn điện.
Nhiều nước trên thế giới đã khai thác nguồn năng lượng sạch này, đã góp phần nhu cầu điện của quốc gia chiếm tọ· lệ từ 30 đến 50% , đây là con số không phải là nhọ. để có thể phát triển được nguồn năng lượng này trong tương lai , Nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngòai nước đầu tư vào lãnh vực này, để nước ta có thêm nguồn năng lượng điện đủ cho phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các Ngân hàng nước ta ưu tiên dành nguồn vốn cho các tổ chức ,hộ gia đình vay với mức lãi suất thấp, để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho dự án năng lượng mặt trọi và năng lượng gió. Nhà nước cần thiết hỗ trợ chênh lệch phần lãi vay của ngân hàng đối các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các tổ chức nghiên cứu sản xuất các lọai thiết bị năng lượng sạch. Khuyến khích các hộ , các tổ chức sử dụng các lọai thiết bị năng lượng điện sạch này ,nếu sử dụng không hết ngành điện có thể mua lại sản lượng điện dư thừa này , thực tế nhiều nước trên thế giới, các hộ nông dân trang trại không sử dụng hết năng lượng điện từ quạt gió đã bán lại cho tổ chức thu mua điện.để thực hiện có hiệu quả thiết thực Bộ tài nguyên và môi trường , Bộ công thương cần làm tốt công tác tuyên truyền trong việc phát triển nguồn năng lượng sạch để người dân ý thức được trong việc bảo vệ môi trường , thực hiện được mục tiêu CHIẾN LƯọ¢C KINH TẾ XANH của Việt nam. MINH TRÃ.