Trao đổi với PV báo điện tử Infonet về vụ việc của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn đồng Trạng, xã Cổ đông, thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội, Luật sư Nguyễn Việt Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kinh đô, đoàn Luật sư TP.Hà Nội nói: Việc Trần Trung Dũng và vợ Phùng Thị Thanh Xuân làm giấy mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ("sổ đọ") của vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn - Phùng Thị Thu nhưng sau đó lại làm thủ tục sang tên "sổ đọ" từ vợ chồng anh Sơn sang tên mình là hành vi gian dối của vợ chồng Dũng, không đúng với ý chí của vợ chồng anh Sơn.
Luật sư Nguyễn Việt Hùng |
Do vậy, mọi giao dịch liên quan đến việc sang tên vợ chồng Dũng đều có thể xem là vô hiệu và vi phạm pháp luật. Giấy CNQSD đất mang tên vợ chồng Dũng trong trường hợp này là không hợp pháp, vì giao dịch sang tên có yếu tố gian dối và không thể hiện ý chí thực của hai bên.
Hành vi dùng chính "sổ đọ" này đi cầm cố rồi sau đó gán nợ (làm giấy bán) cho Nguyễn Xuân Tùng của Dũng - Xuân là trái với quy định của pháp luật.
Hành vi đó có dấu hiệu của tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự. Bởi ngay từ đầu Dũng - Xuân đã cố tình gian dối đối với vợ chồng anh Sơn để được đứng tên trong "sổ đọ".
Về bản chất, quyền sử dụng thửa đất số 10, tọ bản đồ số 7, thôn đồng Trạng, xã Cổ đông không thực sự của Dũng - Xuân và họ biết rõ điều này, nhưng lại dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt 1 tọ· đồng của anh Tùng bằng thủ đoạn vay nợ, sau đó gán nợ (chuyển nhượng) bằng đất thực sự không thuộc quyền sử dụng của họ.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ vợ chồng Dũng sang Tùng cũng cần xem xét đến yếu tố có hay không những tài sản trên đất và gắn liền với đất đang thuộc quyết sở hữu của vợ chồng anh Sơn? Nếu có mà Dũng vẫn cố tình chuyển nhượng thì ngoài việc lừa vợ chồng anh Sơn để sang tên giấy chứng nhận QSD đất để lừa Tùng, Dũng còn chiến đoạt những tài sản trên đất của vợ chồng anh Sơn để gán nợ cho Tùng. Và việc Dũng bán cả tài sản trên đất thuộc quyền sở hữu của vợ chồng anh Sơn thì Dũng còn có dấu hiệu của hành vi "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" được quy định tại điều 137 - Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp này, nếu anh Tùng biết rõ những tài sản trên không phải thuộc sở hữu của vợ chồng Dũng mà vẫn nhận tài sản đó thì có thể xem xét đến hành vi "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" quy định tại Điều 250 - Bộ luật Hình sự.
Trong vụ việc này, cho dù anh Tùng đã sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cấp có thẩm quyền thì đất đai và tài sản gắn liền với đất cũng sẽ không đương nhiên thuộc về anh Tùng.
Việc anh Tùng đưa người đến kéo, đuổi cả gia đình anh Sơn ra khơi nhà và khoá cửa không cho vào là không thể chấp nhận được. Hành vi này có dấu hiệu của hành vi "xâm phạm chỗ ở của công dân" được quy định tại điều 124 - Bộ luật Hình sự.
Sự việc này càng đáng tiếc hơn khi phía chính quyền địa phương biết nhưng làm ngơ trước những hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người dân. Theo tôi cũng cần xem xét đến trách nhiệm của những cán bộ trực tiếp biết và giải quyết vụ việc này.
Hiện nay, việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người dân, không ít trường hợp một số kẻ đã sử dụng thủ đoạn mượn "sổ đọ" để thế chấp vay vốn ngân hàng thông qua việc uọ· quyền định đoạt hoặc chuyển tên trong "sổ đọ" sang tên mình, nhưng sau đó không vay ngân hàng mà mang đi cầm cố ở ngoài rồi bọ trốn hoặc bán cho người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Do vậy, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử lý kịp thời, trừng trị nghiêm minh những đối tượng trên để răn đe và phòng ngừa chung, góp phần đảm bảo an ninh trật tự chung cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân.
Kiên trung
Nguồn tin: infonet.vn