Ông Bùi Mạnh Hải- Phó trưởng ban thưọng trực Chương trình giai đoạn 2004 - 2010 cho biết, chương trình là đưa công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực nông nghiệp, đưa khoa học đến gần với người nông dân đã cơ bản thành công, đã đi đúng hướng, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Mô hình mang tính điểm sáng…
đã có nhiều dự án mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và được các địa phương thụ hưởng đánh giá cao như dự án "Xây dựng thâm canh và tổ chức tiêu thụ Bưởi da xanh theo hướng hàng hóa an toàn và chất lượng cao tại huyện Chợ Lách, Bến Tre". Dự án này đã giúp cho địa phương công nghệ nhân giống, thâm canh và sản xuất bưởi da xanh theo các tiêu chuẩn tiên tiến nhằm phát triển cây ăn quả có lợi thế của Bến Tre. Từ đó, đã tăng thu nhập lên tới 400 triệu đồng/ha/năm, góp phần xây dựng vùng chuyên canh sản xuất bưởi hàng hóa ở quy mô 3000ha.
Dự án Tu hài được thực hiện tại Vân đồn - Quảng Ninh làm lợi hàng trăm tọ· đồng (Ảnh: P. Hoàn) |
Thành công này đã khuyến khích ngư dân huyện Vân đồn ngày càng mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nuôi Tu hài, mở ra một nghề nuôi mới, không chỉ xoá đói giảm nghèo mà còn làm giàu. Hiện nay, nhiều hộ có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm, nhiều hộ có thu trên 100 triệu đồng/năm
Hay như dự án do Tổng công ty Hòa Bình Minh tiếp thực hiện đã đưa giống lợn ngoại thuần ông bà vào nuôi để cung cấp đàn giống bố mẹ có năng suất và chất lượng cao cho địa phương. Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty Hòa Bình Minh, Giám đốc Dự án Nông nghiệp công nghệ cao chia sẻ , năm 2006 (trước khi chưa có dự án), doanh thu của trang trại đạt 1 tọ· đồng, sau 3 năm thực hiện dự án đến năm 2009 doanh thu đạt gần 25 tọ· đồng, giải quyết việc làm tại chỗ cho 115 lao động...
Không thể thiếu vai trò doanh nghiệp
Nguyên Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình giai đoạn 2004 -2010, ông Hoàng Văn Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN, khẳng định: Một trong những vấn đề mấu chốt để các dự án của Chương trình thành công là phải có sự tham gia của các doanh nghiệp, bởi nếu không có sự tham gia của lực lượng doanh nghiệp thì các dự án khó có thể "sống" sau khi nghiệm thu. Doanh nghiệp vừa có khả năng đầu tư cho dự án vừa là đối tượng thụ hưởng và nhân rộng những sản phẩm của dự án.
Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH-CN, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình Nông thôn miền núi (giai đoạn 2011-2015) cũng khẳng định vai trò của doanh nghiệp. đây là lực lượng có khả năng biến những sản phẩm của dự án thành hàng hóa, tạo sức sống lâu dài và hạn chế tình trạng khi các nhà khoa học rút đi, kết quả dự án cũng chỉ dừng lại ở địa phương đó hoặc kkhông thể nhân rộng ra những nơi khác.
Bộ trưởng chỉ đạo, cần phải thống kê trong các dự án thực hiện giai đoạn vừa qua có bao nhiêu dự án được nhân rộng kết quả sau khi nghiệm thu, bao nhiêu dự án chậm tiến độ, bao nhiêu dự án "chết" khi kết thúc và có những đánh giá nguyên nhân từng dự án này. Có như thế thì giai đoạn tiếp theo chương trình mới có những bước đột phá về quy mô cũng như chất lượng các dự án.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Mạnh Hải, mặc dù chương trình cơ bản đã thành công, nhưng để tăng hiệu quả nên gắn trách nhiệm cho các đơn vị trực tiếp chuyển giao công nghệ cho địa phương. Các dự án của chương trình nên thận trọng để lựa chọn công nghệ phù hợp ứng dụng cho từng địa phương, việc chuyển giao công nghệ cho các địa phương phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, đúng người đúng việc, tránh tình trạng chỗ cần thì không được và ngược lại chỗ không thực sự cần thì lại được thụ hưởng.
Từ 2004-2010, Chương trình Nông thôn miền núi đã tổ chức triển khai thực hiện 291 dự án tại 60 tỉnh thành phố với tổng kinh phí gần 750 tọ· đồng. Trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương gần 300 tọ· đồng. |
Nguồn tin: Đất Việt