đưọng cao tốc TPHCM-Trung Lương sau khi đưa vào khai thác đã xuất hiện nhiều ổ gà, phải sửa chữa nhiều lần. Ảnh: Ãnh Nguyệt
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đang chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch-đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đánh giá cụ thể về suất đầu tư đối với các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, so sánh với một số nước trong khu vực cũng như thế giới. Những con số được Bộ Xây dựng đưa ra khiến không ít người giật mình.
Cao hơn cả châu Âu
Theo Bộ Xây dựng, đường cao tốc ở Việt Nam được triển khai xây dựng từ năm 2005, đến nay đã đưa vào khai thác khoảng 150 km và đến năm 2015 sẽ có khoảng 600 km đươÌ€ng cao tôÌc. Một số tuyến đường đã đưa vào khai thác như Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, TPHCM - Trung Lương, đại lộ Thăng Long (Láng - Hòa Lạc) với quy mô từ 4 - 6 làn xe. Hiện nay, một loạt dự án khác cũng đang triển khai.
Tính toán tổng hợp từ 13 dự án xây dựng đường cao tốc cho thấy suất vốn đầu tư bình quân cho 1 km toàn tuyến (bao gồm cả cầu và đường) vào khoảng 15,91 triệu USD (đường 4 làn xe) và khoảng 23,1 triệu USD (đường 6 làn xe). Nếu so với Trung Quốc thì suất đầu tư đường 4 làn xe ở Việt Nam đắt gấp 1,4 lần, đường 6 làn xe đắt gấp 1,74 lần và gấp 1,63 lần (đường 6 làn) so với các nước châu Âu (đức, Bồ đào Nha, Hungary, Ão).
Suất vốn đầu tư biến động rất lớn giữa các tuyến đường do đi qua các vùng, miền có điều kiện địa chất, địa hình khác nhau. đơn cử như tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, tuyến Mỹ Thuận-Cần Thơ, Long Thành-Dầu Giây (4 làn xe) có suất đầu tư từ 17-22 triệu USD/km nhưng tuyến Bến Lức - Long Thành lại lên tới 37 triệu USD/km do phải xây dựng khoảng 25,7 km cầu trên tổng số 57,8 km chiều dài tuyến.
Theo PGS-TS Nguyễn Quang Toản, nguyên chủ nhiệm bộ môn đường bộ trường đH GTVT Hà Nội, với suất đầu tư như trên, GDP của nhiều tỉnh trong một năm không đủ để làm 1 km đường cao tốc.
Chất lượng không tương xứng
Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân khiến vốn đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam cao ngất ngưởng là do cơ chế, chính sách quản lý, thủ tục rưọm rà, đặc biệt công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém, không hợp lý, thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng phải thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp nên các tuyến đường thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ phải xử lý nền đất yếu, kiên cố hóa công trình với khối lượng lớn.
Công taÌc giải phoÌng măÌ£t băÌ€ng thươÌ€ng châÌ£m trễ nên thơÌ€i gian xây dưÌ£ng dự án biÌ£ keÌo daÌ€i khiến chi phí phát sinh nhiều nên laÌ€m tăng tổng mưÌc đâÌ€u tư. Mặt khác, phần lớn các dự án đường cao tốc của Việt Nam là vốn vay ODA, do đó phải theo các điều kiện của nhà tài trợ, nguyên nhân này đã làm tăng tới 20% chi phí đầu tư xây dựng công trình...
Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều tuyến đường sau một thời gian đưa vào sử dụng đều có vấn đề về chất lượng, như hư họng, lún nứt (ví dụ đường cao tốc TPHCM-Trung Lương). Ông Trần Chủng, nguyên cục trưởng Cục Chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng, cho rằng cần phải đánh giá lại một cách nghiêm túc khâu thiết kế, chọn vị trí xây dựng xem đã hợp lý chưa.
đưọng đắt chủ yếu do yếu tố chủ quan: kỳ vọng đầu tư, chủ trương đầu tư, chọn vị trí và thiết kế… Do những tiêu chuẩn, quy định về đường cao tốc hiện không nhất quán nên có khi ban đầu chủ trương định làm đường 4 làn xe nhưng khi phê duyệt dự án lại thành đường cao tốc. "Nếu chặt chẽ từ khâu lập dự án, phê duyệt dự án, thiết kế, chọn vị trí hợp lý thì có thế hạ được 30% - 50% giá thành" - PGS-TS Nguyễn Quang Toản nói.
Tìm cách giảm chi phí, tăng chất lượng Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ sớm giao các bộ liên quan hoàn thiện quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; sớm sửa đổi, bổ sung các luật liên quan như Luật đấu thầu, Luật đất đai, Luật đầu tư… theo hướng đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay. Bên cạnh đó, phải tăng cưọng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc, xử lý nghiêm những trường hợp thực hiện không đúng quy định của pháp luật làm giảm chất lượng, tăng chi phí không hợp lý, dự án bị kéo dài tiến độ gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. |
đọ€ NGHỊ Bọ˜ XÂY Dọ°NG CẦN PHẢI XEM LẠI Cọ¤ THọ‚ GIà CẢ CÃC LOẠI VẬT TƯ NHƯ CÃT đà XI Mđ‚NG đọ€U CÓ ọž VIọ†T NAM, CHI PHà NHÂN CÔNG THẤP SO VỊI CÃC NƯỊC TRÊN THẾ GIỊI, CHọˆ CÓ NHọ°A đƯọœNG LÀ NHẬP, Bọ˜ XÂY Dọ°NG TÃNH SUẤT đẦU TƯ CHO 1KM đƯọœNG CAO TọC LÀ GIà QUà CAO SO VỊI CÃC NƯỊC NHƯ VẬY CÓ Họ¢P Là KHÔNG? MINH TRÃ