Ông Lý vừa có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 6 ngày, kết thúc hôm 7.9. Ngoài các cuộc gặp gỡ với những lãnh đạo cao cấp nhất ở Bắc Kinh - trừ Phó chủ tịch Tập Cận Bình - ông Lý cũng đi thăm nhiều dự án lớn của Singapore ở các tỉnh khác. Tại Bắc Kinh ngày 6.9, ông có cuộc đối thoại ở trường Trung ương đảng với khoảng 300 quan chức cấp cao nước chủ nhà. Ông Lý đã phát biểu bằng tiếng quan thoại đến 40 phút, theo sau là phần họi đáp mà ông trả lời bằng tiếng Anh.
Lập trường của Singapore
Về quan hệ với Trung Quốc, ông Lý nói thẳng: "đa số dân Singapore là người Hoa. Nhưng bao quanh chúng tôi là những quốc gia mà người Hoa chiếm thiểu số và vị trí của họ là một vấn đề chính trị tế nhị. Vì vậy, chính sách ngoại giao của chúng tôi là hành động độc lập dựa trên các lợi ích quốc gia của mình. Chúng tôi trân trọng quan hệ gần gũi với Trung Quốc và với các nước khác".
|
đứng trên lập trường đó, ông Lý nhìn nhận quan hệ Trung Quốc - Mỹ là quan hệ quan trọng nhất đối với mỗi bên và cả thế giới. "Toàn bộ khu vực chúng ta sẽ bị ảnh hưởng tùy thuộc vào sự phát triển của quan hệ này", ông nói. Giữa lúc xuất hiện nhiều ý kiến về sự yếu đi của Mỹ, Thủ tướng Singapore chỉ ra rằng: "Mỹ không phải là quốc gia đang đi xuống. Mỹ sẽ tiếp tục là siêu cưọng trong một tương lai có thể dự đoán được". Lý do, theo ông, là nước Mỹ có sức bật và sức sáng tạo tuyệt vọi nhọ những người nhập cư. "Tất cả 8 người gốc Hoa từng đoạt giải Nobel đều là công dân hoặc cuối cùng cũng trở thành công dân Mỹ", ông nhắc nhở.
Bất chấp vị trí khách mọi ở Bắc Kinh, Thủ tướng Singapore nói: "Mỹ có những lợi ích chính đáng ở châu à và có một vai trò ở đây mà không nước nào có được". Vai trò đó, theo ông, không chỉ nhọ sức mạnh quân sự và kinh tế, mà còn vì những lý do lịch sử. "đó là lý do nhiều quốc gia châu à - Thái Bình Dương hy vọng Mỹ tiếp tục đóng góp vào hòa bình và ổn định của khu vực, và Singapore tin tưởng như vậy", ông nói.
Giữ gìn hình ảnh
Ông Lý cũng thẳng thắn bày tọ lo lắng rằng những diễn biến phức tạp gần đây trên biển đông sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực cũng như nền kinh tế, hoạt động giao thương đường biển của Singapore. "Singapore có lập trường rõ ràng và nhất quán trong vấn đề biển đông. Chúng tôi không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền nên không đứng về bên nào. Nhưng chúng tôi có những lợi ích sống còn ở đó", ông phát biểu.
Ông đề nghị: "Tranh chấp chủ quyền và quyền khai thác các nguồn lợi ở biển đông cần được giải quyết một cách hòa bình theo công pháp quốc tế, gồm Công ước LHQ về luật Biển". Ông cũng kêu gọi ASEAN đoàn kết và thống nhất để tránh tình trạng các thành viên bị buộc phải chọn theo một thế lực nào đó. Bằng không, "đông Nam à sẽ trở thành đấu trường mà chẳng ai chiến thắng cả", ông cảnh báo. "Biển đông là trái tim của ASEAN. Vì vậy, nếu ASEAN không giải quyết được vấn đề tranh chấp thì uy tín của khối sẽ bị hủy hoại". Bản tuyên bố lập trường 6 điểm của ASEAN về biển đông vào ngày 20.7 là một tiến bộ, và "chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ cùng ASEAN sớm đối thoại về Bộ quy tắc ứng xử ở biển đông", ông Lý nói.
Trong phần trao đổi với các quan chức nước chủ nhà, ông Lý cũng chỉ ra rằng những hành động của Trung Quốc ở biển đông sẽ được các nước lấy làm cơ sở đánh giá ý nghĩa thực chất của việc nước này đang mạnh lên. Vì vậy, ông kỳ vọng Bắc Kinh sẽ "kéo dài giai đoạn trỗi dậy" bằng cách góp phần tạo dựng hòa bình và thịnh vượng cho chính mình, châu à và cả thế giới, thay vì gây quan ngại như cách họ đang làm. "Các bãi cạn là quan trọng, các giếng dầu là quan trọng, các mọ khí dưới lòng biển đông cũng quan trọng. Nhưng hình ảnh dài lâu của Trung Quốc, không chỉ đối với ASEAN mà với cả thế giới, là cực kỳ quan trọng", ông Lý nhắc nhở.
Thục Minh
(VP Singapore)
Nguồn tin: Thanhnien