Giáo sư Kishore Mahbubani là hiệu trưởng trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore. Ông từng phục vụ 33 năm trong ngành ngoại giao và được công nhận là học giả danh tiếng về các vấn đề châu à và thế giới.
Trong bài phân tích mang tên "Có phải Trung Quốc đang thua về mặt ngoại giao?" ngày 26-7, giáo sư Kishore Mahbubani nhận định Trung Quốc "bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng", như cuộc xung đột ngoại giao Trung - Nhật quanh vụ tàu cá Trung Quốc tông tàu tuần tra Nhật Bản, sự im lặng trước vụ Triều Tiên pháo kích giết thưọng dân Hàn Quốc, gây khó dễ cho phái quân quân sự Ấn độ...
Giáo sư Kishore Mahbubani cho rằng Trung Quốc đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, theo giáo sư Mahbubani, những sai lầm đó không là gì nếu so với việc Trung Quốc đã làm ở hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) ở Campuchia vừa qua. Lần đầu tiên trong vòng 45 năm qua, AMM không ra được tuyến bố chung do nước chủ nhà Campuchia không chịu đưa vấn đề tranh chấp biển đông vào tuyên bố chung. Nhưng cả thế giới đều biết Campuchia hành động như thế là do áp lực từ Trung Quốc.
"Trung Quốc thắng về vấn đề tuyên bố chung, nhưng cái giá phải trả rất đắt. đó là Bắc Kinh sẽ đánh mất 20 năm gây dựng thiện chí với ASEAN. Quan trọng hơn, các lãnh đạo trước đây của Trung Quốc đánh giá một khối ASEAN đoàn kết và hùng mạnh có thể là vật cản đáng giá đối với bất cứ chính sách thâm nhập nào của Mỹ. Giọ đây, chia cắt ASEAN cũng đồng nghĩa với việc Bắc Kinh tự tay dâng cho Mỹ cơ hội địa chính trị quý giá trong khu vực này. Nếu nhà lãnh đạo đặng Tiểu Bình còn sống, chắc chắn ông ấy sẽ rất lo lắng" - giáo sư Mahbubani viết.
đáng chú ý, giáo sư Mabubani nhận định rằng đường chín đoạn (đường lưỡi bò) có thể là cái gông lớn đeo vào cổ Trung Quốc. Theo giáo sư, việc Trung Quốc gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để đưa ra yêu sách đường 9 đoạn nhằm đáp trả một yêu cầu chung của Việt Nam và Malysia năm 2009 là thiếu khôn ngoan.
đó là lần đầu tiên "đường lưỡi bò" chính thức xuất hiện trên trường quốc tế và ngay lập tức gây lo ngại nghiêm trọng trong ASEAN. "Với đường 9 đoạn, Trung Quốc tự đưa mình vào tình huống đuối lý hoàn toàn vì rất khó chứng minh nó theo luật pháp quốc tế" - giáo sư Mabubani nhấn mạnh.
Nói cách khác, theo giáo sư Mabubani, "một vài hòn đảo nhọ trên biển đông đã đẩy Trung Quốc vào hoàn cảnh khó khăn".