Thượng nghị sĩ Jim Webb cho rằng Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Ảnh: AP
Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban đông à - Thái Bình Dương thuộc ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, hôm 25-7 nhận định rằng những hành động đơn phương khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển đông của Trung Quốc gần đây là vi phạm luật quốc tế.
Theo Pacific News Center, ông Jim Webb hối thúc Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ tình hình này với phía Trung Quốc và báo cáo lại cho Quốc hội. "Với sự trỗi dậy của một phe phái nhất định liên kết chặt với giới quân sự, Trung Quốc đã trở nên ngày càng hung hăng hơn" - ông Webb phát biểu tại phòng họp Thượng viện. Ông tọ ra quan ngại: "Ngày 21-6, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập cái họ gọi là "thành phố Tam Sa" để quản lý hầu như toàn bộ biển đông. đây rõ ràng là hành động đơn phương được thực hiện ngay trên khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Thành phố mà họ lập ra sẽ quản lý hơn 200 đảo nhọ, các bọ cát và đá ngầm bao phủ 2 triệu km2 mặt biển. Họ đưa dân đến và tổ chức đồn trú tại một hòn đảo đang trong tình trạng tranh cãi về các điều kiện của chủ quyền".
Ông Jim Webb, người bảo trợ từ đầu cho một nghị quyết được Thượng viện nhất trí cao vào tháng 6-2011, phàn nàn về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở biển đông và kêu gọi giải quyết hòa bình, đa phương đối với các tranh chấp trên biển ở đông Nam Ã. Ông nhấn mạnh: "Trung Quốc từ chối giải quyết các vấn đề này ở diễn đàn đa phương. Họ tuyên bố rằng những vấn đề này chỉ sẽ được giải quyết song phương, giữa hai nước với nhau. Vì sao? Vì họ có thể chế ngự bất cứ quốc gia nào trong vùng. đây là sự vi phạm luật quốc tế. Nó đi ngược với những tuyên bố của chính Trung Quốc là sẵn sàng làm việc với ASEAN để tìm ra dạng thức nào đó của Bộ Quy tắc ứng xử biển đông (COC). Tôi sẽ giục Bộ Ngoại giao nhanh chóng làm rõ tình hình này với Trung Quốc và cả với tiểu ban của chúng tôi".
Không chỉ lên tiếng mạnh mẽ về sự hung hăng của Trung Quốc, ông Jim Webb (đảng Dân chủ) đã cùng với 5 thượng nghị sĩ khác, gồm John Kerry (Dân chủ), Ric-hard Lugar (Cộng hòa), John McCain (Cộng hòa), James Inhofe (Cộng hòa) và Joe Lieberman (độc lập) vừa ra một nghị quyết thúc giục Bắc Kinh và ASEAN hoàn tất việc soạn thảo COC để có cơ sở giải quyết các tranh chấp ở biển đông nhằm ngăn chặn đà leo thang căng thẳng hiện nay. Thượng nghị sĩ John Kerry cho rằng tranh chấp hiện nay đang ngày càng nghiêm trọng và những gì Thượng viện Mỹ có thể làm lúc này là ủng hộ ASEAN trong việc soạn thảo COC.
Nội bộ Trung Quốc phân hóa vì biển đông Hãng tin Reuters ngày 26-7 nhận định Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp trên biển đông, nhất là giới tướng lĩnh nước này. Hầu hết họ lên án Mỹ "chống lưng" cho các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc, dẫn đầu là Philippines và Việt Nam, để "thách thức chủ quyền của Bắc Kinh", đồng thời đổ thừa căng thẳng leo thang trên biển đông là hậu quả trực tiếp của chiến lược quay lại châu à của Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích lưu ý rằng công tác hoạch định chính sách của Trung Quốc không nằm hoàn toàn trong tay giới "diều hâu". "Tất cả thành viên của Ban Thưọng vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đều là lãnh đạo dân sự nên nhận thức của họ về biển đông bao quát hơn các tướng lĩnh quân đội" - ông Sun Yun, chuyên gia về an ninh Trung Quốc tại Mỹ, nhận định. Điều này cho thấy sự phân hóa trong chính nội bộ Trung Quốc về vấn đề biển đông. Hầu hết giới phân tích trong và ngoài Trung Quốc đều tin rằng Bắc Kinh muốn tránh xung đột quân sự trên biển đông, tuyến đường biển xương sống có giá trị thương mại 5.000 tỉ USD/năm, đặc biệt là trước viễn cảnh có sự can thiệp của Mỹ. Nhưng mặt khác, Trung Quốc không che giấu tham vọng của một "cưọng quốc đang lên". Mỹ Nhung |
Tưọng Minh
à kiến bạn đọc