Chiều 16/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến thời điểm này chưa có đề xuất gì về việc điều chỉnh giá điện, đồng thời khẳng định việc điều chỉnh này phải thực hiện theo đúng qui trình, được kiểm soát chặt chẽ, căn cứ vào sức chịu đựng của nền kinh tế.
Theo thông cáo, EVN là tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và phục vụ đọi sống nhân dân, đồng thời Tập đoàn còn đảm nhiệm vai trò là công cụ vật chất điều tiết nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng.
EVN cũng nhấn mạnh, do điện là mặt hàng đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội nên giá bán lẻ điện là do Nhà nước quy định và kiểm soát chặt chẽ.
Thực hiện chủ trương từng bước thị trường hóa năng lượng và giá điện, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 24/2011/Qđ-TTg về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường; Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 31/2011/TT-BCT quy định điều chỉnh giá bán điện theo các thông số đầu vào cơ bản.
Theo các quy định này, giá điện có thể được điều chỉnh khi các thông số đầu vào biến động so với thông số đầu vào đã sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành và phải được thực hiện công khai, minh bạch, chịu sự giám sát, xác nhận, kiểm tra của các bộ, các ngành.
Do đó, quá trình điều chỉnh giá điện của EVN đều phải được báo cáo và phải được sự chấp thuận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, của các bộ, ngành và Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào sức chịu đựng của nền kinh tế đất nước, đảm bảo thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.
PV (tổng hợp)
à kiến bạn đọc
QUà đÊNG KHÔNG THọ‚ BẮT NGƯọœI DÂN GÃNH CHỊU GIà Điọ†N BÙ CHÉO CHO SẢN XUẤT
Tập đòan điện lực Việt nam từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng vv… nên đã bị lỗ , nay Tập đòan lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý. Không thể vịn vào theo cơ chế thị trường thì phải có lộtrình năm nào cũng điều chỉnh tăng giáđiện là không đúng , vì điện cũng là thương phẩm cũng như các lọai hàng hóa khác, thì giá cũng phải có lúc lên lúc xuống theo quy luật của giá trị và quy luật của thị trường. Hiện nay Tập đòanđang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung quốc vv… Do bị ép giá , giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuấtđiện năng không phải do Tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại tòan bộ cổ phần cho Tậpđòan, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trảlời của ngành điện. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biếtđược họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòanđiện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tậpđòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụcho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi.
MINH TRÃ