Giá xăng dầu: Nhà nước hay doanh nghiệp quản?

Thứ hai - 03/09/2012 06:30 1.948 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Chỉ trong hơn một tháng qua, xăng dầu đã 4 lần tăng giá với mức tăng tổng cộng 3.050 đồng cho mỗi lít xăng A92 (xem biểu đồ). Đi kèm với việc tăng giá, ngày càng có nhiều trạm xăng, cây xăng găm hàng chọ giá tăng, xây bức xúc cho xã hội.

 

Bài ca "kinh doanh lỗ, phải tăng giá" của các đơn vị kinh doanh xăng dầu hình như chưa có đoạn kết. Theo thông tin ngày 30-8 trên trang Diễn đàn kinh tế Việt Nam (Vef.vn), chỉ một ngày sau khi giá xăng thêm 650 đồng/lít (ngày 28-8) các doanh nghiệp đã rục rịch tính toán tăng giá lần nữa với lý do họ đang chịu lỗ từ 500-800 đồng/lít xăng sau khi tăng giá xăng lên 23.650 đồng/lít xăng A92 và được "bù lỗ" 500 đồng lít xăng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa kịp hoàn hồn với đợt tăng giá xăng ngày 28-8 lại đã phải chuẩn bị đương đầu với những cơn sốt giá mới do các mặt hàng hóa dịch vụ đều sẽ tăng theo giá xăng dầu và lạm phát có khả năng mạnh lên trong những tháng cuối năm. đây quả là tin không vui cho một nền kinh tế đang trải qua những biến động mạnh, năng lực sản xuất giảm sút, tồn kho tăng cao và đọi sống ngày càng khó khăn.

Trên báo chí, nhiều chuyên gia đã nhận định tình trạng trên xảy ra là do điều hành quá kém. Trên báo Tuổi trẻ ngày 30-8, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định: "Nhà nước đã để cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tự định giá trong khi thị trường này đang tồn tại kinh doanh độc quyền. Cần xóa bọ ngay cơ chế này, tức là Nhà nước vẫn phải định giá xăng dầu".

đối chiếu với thực tế, ta thấy xăng liên tục tăng giá từ ngày 2-7-2012, ngay sau khi Bộ Tài chính ban hành Công văn số 8412/BTC-QLG, theo đó từ ngày 21-6-2012 "các doanh nghiệp đầu mối được thực hiện quyền quyết định giá trong biên độ và tần suất điều chỉnh giá như đã quy định tại Nghị định số 84/2009/Nđ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu" (TBKTSG Online, 29-6-2012). Các doanh nghiệp đầu mối đã lập tức tận dụng cái quyền quyết định giá đó, dẫn tới hai hệ lụy: một là liên tục tăng giá xăng dầu trong tần suất cho phép, nghĩa là cách nhau không dưới 10 ngày, và hai là giảm lượng xăng dầu cung cấp cho các đại lý, tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa làm cơ sở thuyết minh cho yêu cầu tăng giá.

Trước đây, giá xăng dầu do Nhà nước ấn định và cách điều hành đó được cho là nhiều bất cập: doanh nghiệp thua lỗ vì nhập khẩu xăng theo giá thị trường tự do nhưng bán ra theo giá Nhà nước ấn định, khi giá xăng trong nước thấp hơn các nước lân cận thì rộ lên phong trào xuất lậu xăng dầu v.v... Khắc phục các bất cập đó, Chính phủ đã có Nghị định 84/2009/Nđ-CP nói trên, trong đó điều 27 cho phép "thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn và tự quyết việc tăng, giảm giá" khi một số yếu tố đầu vào biến động. Và lập tức, khi cơ chế điều hành xăng dầu được nới lọng, quyền định giá được trao cho doanh nghiệp đầu mối thì giá xăng dầu đã liên tục tăng phi mã như hiện nay.

Một số chuyên gia đề nghị cần quay trở lại cơ chế Nhà nước ấn định giá xăng dầu vì đây là ngành kinh doanh độc quyền, tương tự như giá điện, vé máy bay, nước sạch... Nhưng như vậy, những bất cập của cơ chế cũ cũng sẽ quay trở lại và doanh nghiệp lại tiếp tục than vãn, yêu cầu "trợ giá", "bù lỗ" v.v... từ ngân sách Nhà nước.

Ý kiến bạn đọc

MINH TRI :

Nhà nước không thể thả giá xăng dầu cho doanh nghiệp quyết định!

Từ khi Bộ Tài chính "cho phép" các doanh nghiệp xăng dầu được quyền tự định giá, tự tăng tự giảm giá theo Nghị định 84 cho đến nay rõ ràng quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm mà không biết kêu ai.

Trong thời gian vừa qua, khi giá dầu thô trên thế giới mới vừa tăng thì lập tức các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã kêu lỗ, đề nghị nhà nước điều chỉnh tăng giá, và đúng thật hai bộ, Bộ Tài chính và Bộ công thương, đã thống nhất điều chỉnh tăng giá ngay. Nay thì giá dầu thô thế giới liên tục giảm, thời gian đã quá lâu, người dân đã sốt ruột, nhưng không thấy doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào đề nghị nhà nước điều chỉnh giá giảm cho phù hợp. Các doanh nghiệp thì bảo đây là trách nhiệm của Bộ Tài chính, còn Bộ Tài chính thì đang cân nhắc không biết đến bao giọ?

Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ từng phát biểu "Vì lợi ích cho trên 86 triệu dân Việt Nam chứ không vì lợi ích của hàng chục doanh nghiệp xăng dầu". Người dân đã rất vui mừng, nhưng qua theo dõi việc điều chỉnh giá xăng dầu của Bộ Tài chính vừa qua thì người tiêu dùng quá thất vọng: cuối cùng chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp xăng dầu.

Chúng ta biết doanh nghiệp nào cũng vì lợi ích của mình cho nên khi doanh nghiệp điều chỉnh giá tăng thì dễ dàng, nhưng đến khi điều chỉnh giá giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ thì chắc chắn không dễ dàng làm ngay.

Do vậy, để khắc phục tình trạng giá xăng dầu trong thời gian vừa qua cần thay đổi cách thức điều hành thị trường xăng dầu và quản lý giá xăng dầu như hiện nay. Chỉ khi nào đất nước có thị trường thực sự mới để doanh nghiệp tự định giá. Còn với tình trạng độc quyền hiện nay, không thể thả giá cho doanh nghiệp mà cần phải thiết lập cơ chế giá trần với xăng dầu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó xã hội cần có một tổ chức theo dõi diễn biến tăng giảm giá xăng dầu, lên tiếng khi giá xăng dầu tăng xâm phạm quyền lợi đối với người tiêu dùng. để thực hiện nhiệm vụ này, đề nghị Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hoặc một tổ chức nào đó nhà nước cho phép thành lập, làm nhiệm vụ theo dõi, có ý kiến đề xuất kịp thời với các cơ quan có chức năng, sớm điều chỉnh giảm giá xăng dầu được kịp thời, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,273
  • Tháng hiện tại69,590
  • Tổng lượt truy cập41,250,191
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây