Giá xăng dầu: Thị trường nửa vọi

Thứ sáu - 06/07/2012 09:48 1.394 0
Không có động lực giảm giá nên khi nắm quyền định giá bán lẻ, khả năng các doanh nghiệp xăng dầu sẽ vẫn áp dụng kiểu "tăng nhanh, giảm chậm"

 

Sau hơn 2 năm giữ quyền định giá bán lẻ xăng dầu, Bộ Tài chính đã quyết định trả quyền định giá cho doanh nghiệp (DN) theo đúng cơ chế điều hành theo Nghị định 84. Ngay khi có quyết định này, các DN đã đăng ký giảm giá bán lẻ, trên cơ sở đó, liên bộ Tài chính - Công Thương chấp thuận giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 200  - 600 đồng/lít (kg), tùy loại vào ngày 2-7.
Giá chưa thực sự cạnh tranh
Tại cuộc họp báo quý II của Bộ Tài chính diễn ra ngày 5-7, Thứ trưởng Bộ Tài chính đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận giải pháp này vẫn mang tính chất tình thế, chưa thể giải quyết tận gốc những khúc mắc trong cơ chế điều hành giá xăng. "Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn chiếm lĩnh 63% thị phần nên thị trường xăng dầu trong nước chưa thực sự cạnh tranh.
Do đó chưa thể thị trường hóa giá xăng dầu ngay được mà phải thực hiện từng bước, có cơ chế giao quyền định giá cho DN nhưng vẫn có sự giám sát, quản lý của Nhà nước"- Thứ trưởng đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận. 
Bình luận về diễn biến này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc để DN tự định giá bán lẻ như tinh thần Công văn số 8412/BTC-QLG không phải là điểm mới hay một sự thay đổi trong cơ chế điều hành giá xăng dầu. đó chẳng qua là Bộ Tài chính nhấn mạnh yêu cầu thực hiện điều hành giá theo điều 27 Nghị định 84/CP.
Các DN tọ ra lạc quan khi được tự quyết định giá bán lẻ. đại diện Saigon Petro trần tình: đầu năm 2010, DN kinh doanh xăng dầu được tự quyết định giá bán lẻ trong phạm vi đầu vào biến động đến 7% nhưng diễn biến giá xăng dầu thế giới vào thời điểm đó tăng mạnh khiến cả 3 lần điều chỉnh giá bán lẻ trong nước đầu tiên đều là tăng giá, gây bức xúc trong dư luận.
Hơn nữa, các DN đều nhìn nhau và đặc biệt là nhìn Petrolimex để ấn định giá bằng nhau cho dễ bán càng khiến cho dư luận nghi ngọ về tính cạnh tranh, minh bạch của giá xăng dầu. đến nay, thị trường đã có thêm một số DN tham gia với nhiều đầu mối nhập khẩu khác nhau, có thể tư duy của DN sẽ thay đổi khi lại được trao quyền định giá bán.
Nguy cơ "tăng nhanh, giảm chậm"
Từ khi thực hiện Nghị định 84, đã có thêm 3 DN ngoài Nhà nước tham gia làm đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Thị phần chiếm lĩnh của các DN cũng đã có thay đổi. Cụ thể, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) tăng thị phần từ 13% năm 2008 lên 16,4% vào năm 2011; Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lê tăng thị phần từ 1,8% lên 5,7%.
Trong khi đó, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội giảm thị phần từ 5,8% xuống chỉ còn 2,2%; Tổng Công ty Hàng hải giảm từ 1,2% xuống còn 0,3%... Nhưng thị phần chi phối vẫn thuộc về Petrolimex.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng để DN định giá có sự tham gia của Nhà nước như cơ chế hiện hành là cơ chế "lưỡng tính", "nửa vọi" vì DN được định giá nhưng vẫn phải báo cáo, xin phép cơ quan quản lý, như vậy không phù hợp với cơ chế thị trường. Về nguyên tắc, bất cứ sản phẩm hàng hóa nào cũng chỉ có một chủ thể định giá, đó là "Nhà nước định giá" đối với sản phẩm độc quyền và "thị trường định giá" đối với sản phẩm có tính cạnh tranh.
Theo ông Ngô Trí Long, DN sẽ không có động lực giảm giá khi nắm quyền định giá bán lẻ xăng dầu và diễn biến giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ vẫn theo quy luật tăng nhanh, giảm chậm.
Còn nhiều khoản "treo"
Một nguyên nhân khác cản trở việc giảm giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới là chưa xử lý được khoản nợ lũy kế hơn 5.000 tỉ đồng. Theo số liệu của Bộ Công Thương, các DN xăng dầu đang "treo" 2 khoản lớn là lũy kế số dư Quỹ Bình ổn giá của DN đang bị âm hàng ngàn tỉ đồng (tính đến tháng 4-2012 còn âm 2.300 tỉ đồng) và lỗ lũy kế hơn 5.000 tỉ đồng chưa có hướng xử lý. Khi các khoản "treo" này chưa được giải quyết, DN sẽ tranh thủ mọi cơ hội giá đầu vào giảm để tăng lợi nhuận, lành mạnh hóa tài chính.
 
TÔ HÀ

Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    06/07/2012 08:39

    Xà Họ˜I CẦN CÓ Mọ˜T Tọ” CHọ¨C đọ‚ BẢO Vọ† QUYọ€N Lọ¢I CủA NGƯọœI TIÊU DÙNG MẶT HÀNG Điọ†N Xđ‚NG DẦU đến nay chính thức Bộ Tài chính đã thông báo "cho phép" các doanh nghiệp xăng dầu được quyền tự định giá, tự tăng tự giảm gía theo Nghị định 84. Như vậy người tiêu dùng sẽ không biết kêu ai về giá trong thời gian đến, thật vậy qua theo dõi diễn biến giá xăng dầu trong thời gian vừa qua, khi giá dầu thô trên thế giới mới vừa tăng, thì lập tức các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã kêu lỗ, đề nghị nhà nước điều chỉnh tăng giá, và đúng thật hai bộ, Bộ Tài chính và Bộ công thươngđã thống nhất điều chỉnh tăng giá ngay. đến nay thì giá dầu thô thế giới liên tục giảm, thời gian đã quá lâu người dân thì sốt ruột, nhưng không thấy doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào đề nghị nhà nước điều chỉnh giá giảm cho phù hợp, các doanh nghiệp thì bảo đây là trách nhiệm của Bộ Tài chính, còn Bộ Tài chính thì đang cân nhắc không biết đến bao giọ ? đồng chí Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ từng phát biểu Vì lợi ích cho trên 86 triệu dân Việt nam chứ không vì lợi ích của hàng chục Doanh nghiệp xăng dầu. Người dân thấy rất vui mừng, nhưng qua theo dõi việc điều chỉnh giá xăng dầu của Bộ Tài chính vừa qua, thì khi giá dầu thô của thế giới tăng thì Bộ Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngay, nhưng khi giá dầu thô trên thế giới giảm thì việc điều chỉnh giá xăng dầu quá chậm viện đủ lý do phải thực hiện đúng theo Nghị định 84 cp của Chính phủ ,khi được điều chỉnh thì giảm nhọ gịot làm cho người tiêu dùng quá thất vọng, cuối cùng chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp xăng dầu. Nay Bộ Tài chính lại cho phép các doanh nghiệp xăng dầu được quyền tự định giá, chúng ta biết doanh nghiệp nào cũng vì lợi ích của mình, cho nên khi doanh nghiệp điều chỉnh giá tăng thì dễ dàng, nhưng đến khi điều chỉnh giá giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận thì chắc chắn không dễ dàng làm ngay. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được kịp thời và có trách nhiệm, cần có một tổ chức thực hiện nhiệm vụ này, đề nghịHội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt nam, cần quan tâm theo dõi có ý kiến đề xuất kịp thời với các cơ quan có chức năng, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, sớm điều chỉnh giảm giá xăng dầu được kịp thời. MINH TRÍ

  • Ngoc
    06/07/2012 08:48

    Theo tôi nhà nước nên định giá bán lẻ xăng dầu. Xăng dầu gần như bị độc quyền bởi Petrolimex- đây là công ty CP, mục tiêu lợi nhuận là trên hết. Nếu điều hành theo cơ chế TT thì giá chỉ có tăng, không thể giảm. Tôi giám cược bằng tất cả những gì mình có, nếu doanh nghiệp độc quyền nào tự mình giảm giá. Không có ai (doanh nghiệp độc quyền) ngu ngơ, ngây ngô giảm giá để mất lợi nhuận- minh chứng rõ nhất là mặt hàng sữa ngoại. Chúng ta đừng có ngây thơ trông chọ vào sự giảm giá các doanh nghiệp độc quyền.

  • Tuan
    06/07/2012 08:52

    Nhà nước phải định giá xăng dầu, vì ngoại tệ của chúng ta có giới hạn, tọ· giá hiện nay là công sức điều hành của chính phủ. Các doanh nghiệp nếu có thể đem VND đi nhập thì cho phép họ định giá, nếu dùng USD từ xuất khẩu lúa gạo, thuọ· sản, dầu thô để nhập xăng dầu thì giá bán của anh nhất định phải do nhà nước quy định. Ngoại tệ không phải từ trên trọi rơi xuống, mà để có được nó thì hàng triệu người phải dầm sương dãi nắng, mất ăn mất ngủ...

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay4,578
  • Tháng hiện tại80,273
  • Tổng lượt truy cập41,935,806
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây