Người tiêu dùng không bất ngọ với việc tăng giá xăng nhưng bức xúc vì mức tăng quá lớn ở giữa thời điểm mọi thứ đều tăng như hiện nay. Ảnh: Minh Tâm |
Quyết định tăng giá được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai ký ban hành chiều 7-3 trên cơ sở thống nhất với Bộ Công Thương. Theo đó, mặt hàng xăng điều chỉnh tăng 2.100 đồng/lít, đẩy xăng RON 92 từ 20.800 đồng/lít lên mức 22.900 đồng/lít. Trong khi đó, dầu diesel tăng 1.000 đồng/lít, từ 20.400 đồng/lít lên mức 21.400 đồng/lít; dầu họa tăng 600 đồng/lít lên mức 20.800 đồng/lít và dầu madut 3,5S lên 18.800 đồng/kg sau khi tăng 2.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng quyết định giảm thuế suất thuế nhập khẩu các chủng loại dầu từ 3% về mức 0% (trước đó là mặt hàng xăng).
Tương tự, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG) các chủng loại xăng dầu trở về mức cũ, 300 đồng/lít, kg như trước đây. Cụ thể, xăng giảm sử dụng Quỹ BOG từ 1.400 đồng/lít như hiện hành xuống 300 đồng/lít; dầu diesel từ 1.240 đồng/lít xuống 300 đồng/lít; dầu họa từ 780 đồng/lít xuống 300 đồng/lít; dầu madut từ 1.610 đồng/kg xuống 300 đồng/kg.
thời gian áp dụng các quyết định điều hành này là từ 16 giọ ngày 7-3. năm 2012.
Trao đổi với thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) cho hay, với mức tăng trên thì doanh nghiệp đã cắt được lỗ và có điều kiện tăng mức thù lao lên cho đại lý.
"Mặc dù những ngày vừa qua giá thế giới có xuống chút đỉnh nhưng doanh nghiệp tính ra vẫn lỗ trên 2.000 đồng/lít, chưa tính mức sử dụng Quỹ BOG vì quỹ này âm lâu nay. Quyết định tăng giá của Bộ Tài chính ở thời điểm này giúp cắt lỗ và chúng tôi cũng có điều kiện tăng thù lao cho đại lý lên khoảng 400 đồng/lít để họ đảm bảo bán hàng", ông Sang nói.
đại diện một doanh nghiệp đầu mối không muốn nêu tên cho rằng, mức tăng này là đủ bù lỗ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều cần phải điều chỉnh lúc này nữa là giảm mức trích vào Quỹ BOG, không nên là 300 đồng/lít như hiện nay.
Bình luận về quyết định tăng giá xăng của Bộ Tài chính, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói rằng đây là quyết định không thể đừng nhưng không hợp lý bởi mức tăng quá lớn (2.100 đồng), gây sốc cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
"Bộ Tài chính đã kiềm chế quá lâu. Nhà nước vận dụng hết công cụ điều tiết. Doanh nghiệp kêu lỗ, ngừng bán. Cuối cùng phải tăng giá. Điều này là bất khả kháng nhưng đáng nhẽ nên có lộ trình, tăng từ từ chứ không thể điều chỉnh biên độ lớn như hôm nay", ông Long nói.
Ông Long cũng nhận định, giá xăng, dầu mới chắc chắn sẽ tác động mạnh đến người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bởi xăng dầu là đầu vào của nhiều ngành. Dễ thấy nhất là những doanh nghiệp vận tải, sản xuất và người tiêu dùng lẻ dùng xăng. Tiếp đó sẽ tạo tâm lý dây chuyền khi người bán hàng các mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng giá, tiền thuê nhà tăng…
Do vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm của Chính phủ ở mức 10% sẽ rất khó khăn. Trước mắt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3 có thể sẽ tăng ở mức vừa phải vì sắp hết thời gian lấy số liệu nhưng tháng 4 sẽ tăng cao, nhất là gas đã tăng giá và than chuẩn bị tăng dù giá lương thực đang giảm.
Về vấn đề hạ lãi suất huy động và cho vay, ông Long nói rằng trong tình hình ngân hàng chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu và tính thanh khoản thì mục tiêu này đang trông chọ khá nhiều vào việc kiểm soát lạm phát. Với quyết định tăng giá xăng này thì mục tiêu giảm lãi suất sẽ càng khó khăn để thành hiện thực.
Trở lại với quyết định tăng giá xăng, Bộ Tài chính lý giải rằng do giá thế giới tăng mạnh. Suốt từ cuối năm 2011 đến nay, giá thế giới liên tục tăng, nhất là những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3 đã lên mức cao nhất trong 9 tháng gần đây. Nếu so sánh giá xăng dầu thế giới bình quân tháng 2/2012 với giá tháng 10-2011, căn cứ để điều chỉnh giá xăng dầu trong nước thời điểm đó thì mức tăng của xăng, dầu diesel, dầu họa, madut, dầu thô WTI lần lượt là 6,97%; 9,68%; 8,56%; 12,79%; 21,73%.
Giá thế giới tăng đã khiến giá cơ sở cao hơn giá bán trong nước hiện hành. Giá bán lẻ xăng dầu trong nước duy trì ở mức không tương đồng với giá cơ sở đã làm khó cho các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối, đại lý và tạo chênh lệch với các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia) khoảng từ 4.313 đồng/lít đến 8.387 đồng/lít (tuỳ theo từng mặt hàng và từng nước) khiến tình trạng buôn lậu xăng dầu ở khu vực các tỉnh phía Nam diễn ra rất phức tạp.
Trong khi đó, các công cụ điều tiết đã được vận dụng gần hết. Cụ thể, thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng, dầu đã ở mức 0%, một số mặt hàng còn lại thuế suất thấp (3%). Bộ Tài chính tính toán, ngân sách Nhà nước đã giảm thu 20.000 tỉ đồng khi thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn so với thang quy định để giữ bình ổn giá xăng dầu trong năm 2011. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2012, con số này ước khoảng 3.900 tỉ đồng. Một công cụ khác là Quỹ BOG thì cũng đã được doanh nghiệp sử dụng hết, thậm chí âm.
Do vậy, phải tiếp tục điều chỉnh giá để phản ánh đúng giá hàng hoá, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu.
Và mức tăng ở thời điểm này, chỉ bằng từ 12,56% đến 40,95% mức đáng ra phải điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 84/2009/Nđ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Bởi nếu tính đủ thuế theo thang thuế thì giá bán xăng dầu trong nước lần này phải điều chỉnh tăng khoảng từ 4.200đ/lít đến 6.500đ/lít tuỳ theo từng chủng loại xăng dầu.
Bộ Tài chính cũng khẳng định, trong thời gian tới, giá xăng dầu sẽ được điều hành theo quy định tại Nghị định 84/2009/Nđ-CP về kinh doanh xăng dầu, tức nếu giá thế giới tăng thì điều chỉnh giá trong nước; nếu giá thế giới giảm thì giảm sử dụng Quỹ BOG, khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý nếu còn dư mới thực hiện giảm giá bán.
Liên bộ Tài chính- Công Thương yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cưọng kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn ngừa việc lợi dụng chủ trương điều hành giá xăng dầu để tăng giá hàng hoá, dịch vụ khác không hợp lý; đồng thời tích cực thực hiện chủ trương tiết kiệm xăng dầu của Chính phủ trong sản xuất và tiêu dùng.
à kiến của bạn
Tăng giá xăng sẽ chấm dứt bao cấp!
Tăng giá xăng sẽ hạn chế phương tiện cá nhân, người dân đi lại bằng xe bus. Nhà nước thu được thuế, chấm dứt bao cấp.
Vừa qua Bộ Tài chính cho phép các đơn vị kinh doanh xăng dầu tăng giá là đúng, vì giá dầu thô của thế giới liên tục tăng nhanh.
Qua tính toán của Bộ Tài chính, giá cơ sở đã vượt cao hơn nhiều so với giá bán, mặc dù thuế nhập khẩu xăng dầu bằng 0%, đã bù đắp quỹ bình ổn giá, hạ mức hoa hồng của các đại lý trước đây 650đ/lít nay còn 350đ/lít, tuy nhiên cũng không bù đắp. Trước khi có thông tin sẽ tăng giá xăng dầu thì hầu như các đại lý, các cửa hàng xăng dầu trong cả nước đều đóng cửa không bán nữa, vì cho rằng lỗ, thông tin trên đã được Bộ Công Thương xác nhận .
Vấn đề đặt ra ở đây là các bộ ngành chức năng cần nghiên cứu tại sao các đại lý, cửa hàng xăng dầu chỉ là người bán hưởng hoa hồng của các công ty cung cấp xăng dầu thì làm gì có chuyện lỗ được, nếu bán được số lượng càng nhiều thì tiền hưởng hoa hồng càng cao, bán số lượng ít thì tiền hoa hồng càng ít. Nếu có lỗ chỉ ở các đơn vị kinh doanh xăng dầu như Petrolimex .v.v... là đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu cho các đại lý mới đúng.
đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, cần phải yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu phải báo cáo kiểm kê xăng dầu tồn kho kể cả các đại lý trực thuộc, trước khi Bộ Tài chính thông báo điều chỉnh tăng giá. Nếu không nắm được số hàng tồn kho này thì đương nhiên các đơn vị này lãi to, cuối cùng nhà nước và người tiêu dùng bị thiệt thôi.
để cho người tiêu dùng đỡ bị thiệt do giá xăng dầu quá cao, đề nghị Bộ Tài chính tạm thời hoãn việc thu quỹ bình ổn giá xăng dầu trong thời gian này. Bộ Công Thương cần chỉ đạo có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các đại lý, cửa hàng xăng dầu cố ý ghìm hàng không bán làm lũng đoạn thị trường xăng dầu của nước ta.
để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đề nghị cơ quan kiểm toán nhà nước hàng năm kiểm tra tài chính đối với các doanh nghiệp xăng dầu như Petrolimex.v.v... báo cáo kết quả kiểm toán tại kỳ họp của Quốc hội, để các đại biểu xem xét cần thiết chất vấn và nhân dân được biết.
Nguồn tin: Saigontimes