Phá rừng tự nhiên để... trồng rừng!

Chủ nhật - 11/03/2012 23:54 1.528 0
Hàng chục héc ta rừng tự nhiên trên địa bàn huyện miền núi Nam đông (Thừa Thiên - Huế) bị đốn hạ không thương tiếc để lấy gỗ.

Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có mặt tại xã Hương Sơn, điểm nóng về nạn phá rừng của H.Nam đông. Với lý do khai hoang để lấy đất sản xuất, nhiều người thi nhau đốn hạ, đốt rừng tự nhiên để theo họ là... trồng rừng kinh tế.

Tại hai tiểu khu 380 và 377, chúng tôi chứng kiến những cánh rừng chò, dổi, ươi, đào, chua, trám… to có, nhọ có (rừng tái sinh khoảng 15 năm tuổi) bị chặt hạ, cưa khúc đổ rạp xuống, nằm vắt vẻo lên nhau. Có không ít thân cây gỗ trám, đào đường kính 50 - 60 cm bị cưa thành từng phách hoặc súc gỗ. Cạnh đó là những cây cổ thụ ước bằng hai người ôm, cao 50 - 60m dù chưa bị đốn hạ nhưng đã có những dấu rựa, dấu búa rìu của người phát luỗng - một hình thức để "xí phần". Giữa trưa, chúng tôi vẫn nghe được tiếng chặt cây cùng tiếng cây rừng ngã xuống ở ngọn đồi khác...

 
Những cây gỗ lớn bị triệt hạ không thương tiếc - Ảnh: Gia Tân

Trước nạn phá rừng trên, trong những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3, nhiều đoàn công tác của UBND huyện, Hạt kiểm lâm H.Nam đông, Cảnh sát môi trường Công an tỉnh… tổ chức đi kiểm tra thực tế. Thế nhưng, hễ có đoàn đi kiểm tra thì người ta không phá rừng, hoặc ẩn núp chọ khi đoàn rút đi lại tiếp tục phá rừng.

Ông Mai Văn Tâm, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H.Nam đông, cho rằng việc người dân phá rừng làm nương rẫy xuất phát từ thực tế về nhu cầu thiếu đất sản xuất, hiện phần lớn các xã của huyện đều thiếu đất sản xuất. Ngược lại, ông Trần Quốc Phụng, Phó chủ tịch UBND H.Nam đông, khẳng định không có việc người dân thiếu đất sản xuất. "Riêng đối với kiểm lâm địa bàn, tôi cho rằng họ vô trách nhiệm. Chính việc phát hiện tình trạng phá rừng là do người dân báo rồi huyện mới cử đoàn đi kiểm tra chứ không phải kiểm lâm báo", ông Phụng bức xúc.

Cũng theo ông, hiện các cơ quan chức năng đang thống kê diện tích rừng bị phá cũng như danh sách những hộ phá rừng. Tuy nhiên, qua ước tính diện tích rừng bị phá tại địa bàn xã Hương Sơn là hơn 20 ha.
 

Lo ngại việc trồng ca cao đe dọa rừng tự nhiên

Ngày 8.3, Hội đồng thẩm định của tỉnh Phú Yên thông qua quy hoạch chi tiết vùng đầu tư liên danh, liên kết trồng rừng kinh tế kết hợp trồng cây ca cao dưới tán rừng. Dự án sẽ triển khai trên diện tích 360 ha tại các tiểu khu rừng thuộc xã Sông Hinh, H.Sông Hinh (Phú Yên) trong thời gian 50 năm, với vốn đầu tư hơn 61,5 tỉ đồng, trong đó rừng tự nhiên gần 89 ha. đây là dự án liên danh, liên kết giữa Công ty TNHH đại Hoàng Nguyên (đắk Lắk) với hơn 200 hộ dân có rừng, đất rừng được giao khoán. Theo chủ đầu tư, dự án trồng cây ca cao dưới tán rừng sẽ giúp người dân có thu nhập, góp phần bảo vệ rừng. Hiện công ty đã trồng hơn 15 ha ca cao trong diện tích rừng tự nhiên.

Tuy vậy, tại cuộc họp thẩm định, còn nhiều ý kiến băn khoăn về hiệu quả dự án, tác động của dự án đối với rừng tự nhiên... Ông Lê Văn Cựu, Phó giám đốc Sở KH-CN Phú Yên, lo lắng khi cây ca cao lớn thì cần phải tỉa thưa rừng nên cây rừng rất dễ bị xâm hại. đồng thời việc xây dựng hơn 3 km đường nội bộ trong vùng dự án sẽ gây áp lực lên việc bảo vệ rừng, vì khu vực này đều là rừng tự nhiên. Theo ông Cựu, trước mắt tạm dừng triển khai dự án đối với rừng tự nhiên mà chỉ giữ lại 15 ha đã trồng thử nghiệm để theo dõi. đại diện địa phương, ông đặng định Toại, Phó chủ tịch UBND H.Sông Hinh, cũng đề nghị tạm dừng triển khai trồng ca cao trong rừng tự nhiên mà tiếp tục chăm sóc, theo dõi diện tích 15 ha ca cao đã trồng thí điểm để xác định phù hợp hay không... 

đức Huy

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (4)
MINH TRI
đọ€ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO Vọ† RọªNG HIọ†N NAY
Tại sao tình trạng lâm tặc cứ tiếp tục hoành hành chặt phá rừng, vận chuyển gỗ một cách trái phép ngang nhiên xảy ra ở hầu như các tỉnh có rừng , mặc dù các địa phương đều có phương án quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng, quản lý kiểm tra của ngành kiểm lâm nhưng vẫn không hiệu quả . Người ta đặt dấu họi cây gỗ chứ đâu phải cây kim sợi chỉ đâu mà giấu được? Vì tất cả gỗ vận chuyển đều phải đi ra từ cửa rừng đầu tiên, đều do các chủ rừng đơn vị lâm trường quản lý . Như vậy làm sao để đi được ? Qua tìm hiểu nhiều hộ dân đang sinh sống ở khu vực bên ngoài cửa rừng , dân có nhu cầu đi lấy gỗ khi vận chuyển ra khơi cửa rừng chỉ cần bồi dưỡng cho nhân viên gác cửa rừng , tùy theo loại xe lớn hay nhọ vận chuyển gỗ nhiều hay ít hai bên tự thọa thuận mức bồi dưỡng, rồi được vận chuyển gỗ ra ngoài cửa rừng . Có nhiều người dân có ý thức thông báo việc làm sai trái trên cho cơ quan có chức năng công an, kiểm lâm , nhưng không có chứng cứ cũng không làm được gì. trường hợp như các vưọn quốc gia quản lý rừng nguyên sinh có rất nhiều gỗ quý , có bộ máy quản lý của vưọn quốc gia, bên cạnh đó còn có Hạt kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ quản lý rừng của vưọn quốc gia, nhưng gỗ vẫn tiếp tục bị chặt phá vận chuyển ngang nhiên. Thực tế đã xảy ra rất nhiều vưọn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên của các tỉnh, đã được phóng viên báo chí phản ánh, nhiều vụ đã phát hiện vận chuyển gỗ quý với số lượng lớn, do cán bộ kiểm lâm của vưọn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên tiếp tay với lâm tặc, đã bị các cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, như vụ kiểm lâm tiếp tay lâm tặc tàn phá hàng ngàn cây nghiến cổ thụ tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang tỉnh Hà Giang , vụ phá rừng phòng hộ tại tỉnh Gia Lai vv... Các vưọn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên do các Bộ ngành trung ương quản lý, thì cơ chế tổ chức hiện nay Phó giám đốc vưọn quốc gia lại kiêm Hạt trưởng hạt kiểm lâm của vưọn , Hạt trưởng do đơn vị chức năng của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn bổ nhiệm , không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục kiểm lâm địa phương. Có thể do cơ chế trên nên có điều kiện dễ xảy ra tiêu cực?
Hiện nay có những khu rừng ở gần khu vực biên giới của các tỉnh miền núi tây nguyên, đi vào cửa rừng rồi lại phải đi qua nhiều đồn biên phòng , khi qua đồn phải xuất trình giấy tọ tùy thân có lý do mới vào được , nhưng gỗ của bọn lâm tặc vẫn đi được . để có thể khắc phục tình trạng chặt phá rừng hiện nay, cần thiết các bộ ban ngành cấp trên có văn bản chỉ đạo các địa phương, trong việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị chủ rừng, kiểm lâm , công an , biên phòng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành tham gia , đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái , bảo vệ sự sống cho con người . Thực hiện quy chế trên cần phải xây dựng ngay chốt tại các trạm cửa rừng, có lực lượng phối hợp của các ngành trên tham gia tăng cưọng ở đây , thưọng xuyên công tác kiểm tra các đơn vị khai thác gỗ tự nhiên được cấp phép, và các phương tiện vận chuyển gỗ ra cửa rừng, phát hiện xử lý ngay các đối tượng có hành vi lấn chiếm đất rừng vào mục đích khác như trồng trọt, làm nhà trái phép, kiên quyết trục xuất ra khơi cửa rừng. Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý các tình huống trên và có chế độ bồi dưỡng xứng đáng cho các lực lượng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng . đối với các vưọn quốc gia trực thuộc trung ương, nên tách chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa Bộ máy quản lý vưọn quốc gia và Hạt kiểm lâm của vưọn . Cơ quan hạt kiểm lâm của vưọn quốc gia nên trực thuộc chi cục kiểm lâm của địa phương, và do địa phương bổ nhiệm Hạt trưởng. đối với chủ rừng là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm Gíam đốc các lâm trường , các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ , trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao , phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
MINH TRÍ
Dương Tú
Về bản chất, đây là hành động phá rừng, nhân danh "trồng rừng". ọž 1 vài tỉnh miền đông và Cao Nguyên, người đang đang ồ ạt phá rừng với danh nghĩa "hoán đổi rừng nghèo thành ...rừng trồng mới". Dĩ nhiên "rừng nghèo" ở đây là rừng ...nguyên sinh.
lê quyết chí
Việc phá rừng tự nhiên, rừng tái sinh, các vùng rừng đệm.... để trồng các loại cây kinh tế, cây lấy gỗ.... mà thiếu cân nhắc, thiếu quản lí, chưa tính đến hậu quả của việc mất cân bằng sinh thái, mất môi trường sống của các loại thực, vật động vật và khả năng giữ nước của rừng trồng.... gây tác hại to lớn đến môi trường và lợi ích lâu dài. Cần phải xem lại việc phá rừng vì các mục đích khác nhau.
Le Huu Trung
Cái gì mấy ông này cũng "đổ" cho dân?

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay3,458
  • Tháng hiện tại54,828
  • Tổng lượt truy cập41,122,631
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây