Phạm vi giám sát cộng đồng (GSCđ) là các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước, nhưng không thuộc diện bí mật quốc gia và có ảnh hưởng trực tiếp đến đọi sống của người dân trên địa bàn xã, phưọng; các dự án đầu tư bằng nguồn vốn do dân đóng góp hoặc được tài trợ. Các xã, phưọng được thành lập Ban GSCđ với nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc và hoạt động thưọng xuyên. Ban GSCđ được quyền đánh giá về sự phù hợp đối với các dự án thuộc dạng quy hoạch như: phát triển kinh tế-xã hội, sử dụng đất đai, kết cấu hạ tầng, khu dân cư, khu công nghiệp… Qua đó, Ban GSCđ có thể kiến nghị về các vấn đề còn chưa phù hợp trong các chương trình, dự án đối với dân sinh trên địa bàn; các việc làm vi phạm quy định quản lý đầu tư, gian dối trong thi công… để kịp thời ngăn chặn và xử lý, tránh gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Cùng với đó, Ban GSCđ cũng có quyền yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cung cấp những thông tin về dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế… để phục vụ cho công tác giám sát việc triển khai và thi công.
|
Ban GSCđ xã Nâm N’Jang đã phát hiện nhà thầu thi công sai thiết kế công trình cổng, tưọng rào trường Tiểu học Lê đình Chinh |
Theo đánh giá thì trong thời gian qua, nhọ sự hoạt động tích cực của các Ban GSCđ mà nhiều công trình công cộng phục vụ dân sinh ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng đúng với thiết kế, hạn chế tình trạng tiêu cực, góp phần đảm bảo chất lượng công trình. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Tầm, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm N’Jang (đắk Song) cho biết: "Kể từ khi được thành lập đến nay, Ban GSCđ xã đã tham gia kiểm tra, giám sát rất nhiều công trình công cộng phục vụ dân sinh trên địa bàn, góp phần giúp cơ quan chức năng phát hiện được các hành vi gian dối của đơn vị thi công như thi công sai thiết kế, bớt xén khối lượng, bòn rút vật liệu, chất lượng công trình không đảm bảo...". Thế nhưng, cũng theo ông Tầm, Ban GSCđ cũng không ít lần bị cản trở, gây khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng các công trình. Điển hình như trong quá trình giám sát thi công công trình cổng, tưọng rào trường Tiểu học Lê đình Chinh (Nâm N’Jang), Ban GSCđ của xã đã bị đơn vị thi công nhiều lần gây cản trở. Cụ thể, khi phát hiện đơn vị thi công có những biểu hiện sai phạm như bớt xén khối lượng, thi công sai thiết kế, bòn rút vật liệu… Ban GSCđ xã đã vào cuộc để tiến hành kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, mỗi lần đến công trường để thực hiện nhiệm vụ, Ban GSCđ đều bị nhà thầu xua đuổi, chửi bới với mục đích gây cản trở, không cho tiếp cận, nắm bắt thông tin.
Tương tự, theo phản ánh của nhiều địa phương thì trong thời gian qua, tình trạng các đơn vị thi công cản trở, gây khó khăn khi Ban GSCđ thực thi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng công trình diễn ra khá phổ biến. Không những vậy, để né tránh sự giám sát của Ban GSCđ, nhiều đơn vị thi công còn "bắt tay" với chủ đầu tư để ém thông tin về quá trình xây dựng công trình bằng cách không cung cấp hồ sơ thiết kế, tránh tiếp xúc hoặc cung cấp thông tin sai sự thật… Theo phản ánh của Ban GSCđ xã đắk Nia (Gia Nghĩa) thì trong quá trình tham gia giám sát việc triển khai xây dựng Dự án khu làng nghề truyền thống đắk Nia thì đã bị chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công gây cản trở. Cụ thể, Ban GSCđ đã đề nghị cung cấp hồ sơ thiết kế cũng như kế hoạch chi tiết về việc triển khai dự án, nhưng đã bị chủ đầu tư từ chối. Khi vào công trường để kiểm tra, giám sát việc thi công các hạng mục của dự án, Ban GSCđ cũng bị nhà thầu xua đuổi, không hợp tác…
Có thể nói, Ban GSCđ đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án phục vụ dân sinh tại các địa phương. Tuy nhiên, việc các Ban GSCđ chưa thể phát huy được hết trách nhiệm, khả năng của mình trong việc giám sát, kiểm tra việc xây dựng các công trình là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo lý giải của ông Hồ Hải Kiều, Giám đốc Ban quản lý các dự án huyện đắk Mil, ngoài việc chủ đầu tư, đơn vị thi công sợ bị "đụng chạm" đến lợi ích của mình nên có hành vi cản trở hoạt động của các Ban GSCđ thì một phần là do hiện nay chưa có chế tài xử lý những hành vi đó. Bên cạnh đó, lãnh đạo của nhiều địa phương và cơ quan chức năng vẫn còn tư tưởng xem nhẹ, thọ ơ với vai trò, trách nhiệm của Ban GSCđ nên khiến cho đơn vị thi công, chủ đầu tư có cơ hội để chống đối lại các hoạt động kiểm tra, giám của Ban GSCđ… để khắc phục những hạn chế này thì trước hết, phải có những quy định xử lý các hành vi gây cản trở, thiếu hợp tác với Ban GSCđ. Các cơ quan chức năng phải có những biện pháp chấn chỉnh đối với chủ đầu tư, đơn vị thi công các công trình công cộng. Lãnh đạo chính quyền các địa phương cũng phải có trách nhiệm, quan tâm, hỗ trợ Ban GSCđ trong các hoạt động kiểm tra, giám sát tại các công trình…