Giải pháp của mọi giải pháp là phải minh bạch

Thứ ba - 31/01/2012 21:14 2.600 0
Năm nay, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kiên quyết không để xảy ra các cơn sốt giá, xóa bọ bao cấp, bù chéo bất hợp lý, chống độc quyền về giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương đình Huệ khẳng định.
Giá xăng dầu phải điều hành sát với giá thế giới, trên cơ sở các doanh nghiệp tự định giá, được xem xét điều chỉnh lại phù hợp hơn. Giá điện sẽ tăng ở mức kiềm chế theo hướng tạm thời phân bổ một phần các chi phí còn treo lại chưa tính đủ vào cơ cấu giá điện trước đây như chênh lệch tọ· giá…, cùng với đó có các chính sách hỗ trợ đối với các hộ nghèo khi tăng giá điện. Bộ trưởng Vương đình Huệ tiếp tục khẳng định: Giải pháp của mọi giải pháp là phải minh bạch. Người dân sẵn sàng đóng góp, sẵn sàng chấp nhận chung sức chia sẻ gánh nặng với các cơ quan Nhà nước, miễn là các chính sách đưa ra phải được minh bạch hóa thông tin, để người dân biết, đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động đó.
Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ tại Hội nghị về đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp


Năm 2012, sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ cho các DN, nhất là DN vừa và nhóm doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế - vĩ mô; giảm 50% tiền thuế đất (không bao gồm các ngành thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ) cùng nhiều giải pháp hỗ trợ cho xuất khẩu, cho các DN nhọ và vừa. Tái cấu trúc nền kinh tế đột phá trên 3 lĩnh vực, đó là tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc DNNN và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương đình Huệ, vấn đề tái cấu trúc thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường vốn và tăng cưọng khâu đột phá tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Bên canh đó, phải cơ cấu lại đầu tư công, thực hiện quyết liệt các giải pháp để tái cơ cấu đầu tư công, bao gồm các nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. đồng thời, hoàn thiện pháp luật thuế và hải quan, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cưọng kọ· luật, kọ· cương trong thi hành công vụ cũng là những vấn đề quan trọng, sẽ được Bộ Tài chính thực hiện quyết liệt trong năm 2012.

Việc đổi mới công tác quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những khâu đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011- 2020 đã xác định.

Bộ trưởng Vương đình Huệ cũng cho biết: Năm 2012 sẽ triển khai quyết liệt cải cách cơ chế tài chính, dịch vụ công để từng bước điều chỉnh khung giá dịch vụ công theo cơ chế thị trường đối với các lĩnh vực sự nghiệp công, trước mắt là giáo dục, y tế, từng bước tính đủ chi phí dịch vụ, đồng thời có chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, đối tượng chính sách.

để hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ về các chính sách nhằm thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, cùng sự nỗ lực phối hợp của các bộ, ngành quản lý lĩnh vực sự nghiệp công, dự kiến ngay trong quý II-2012, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách đấu thầu, đặt hàng giao nhiệm vụ cung cấp một số dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo quy định tại Quyết định 39/2008/Qđ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Ngoài ra, trong năm 2012, sẽ xây dựng phương án về đổi mới cơ chế hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục tăng dần đầu tư từ NSNN đối với các hoạt động sự nghiệp công trên cơ sở thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Năm 2011, Bộ Tài chính đã thu ngân sách tăng cao so với dự toán Quốc hội giao vượt 13,4% (Nghị quyết 11 đề ra mục tiêu tăng 7-8% so với dự toán), tăng 20,6% so với năm 2010. Bội chi ngân sách tiếp tục giảm dần so với năm trước, tăng chi trả nợ năm 2011 thêm 15.000 tọ· đồng so với dự toán. Nhọ vậy, đã giảm dư nợ công trên 1% GDP (tính đến 31/12/2011 dự kiến nợ công là 54,6% GDP, nợ Chính phủ 43,6% GDP và nợ quốc gia 41,5% GDP), nằm trong giới hạn an toàn an ninh tài chính quốc gia.

Trên cơ sở đó, năm 2012, ngành Tài chính là tiếp tục phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi để giảm bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% GDP.

Vũ Xuân

Ý kiến của bạn

CẦN CHẤN CHọˆNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ Tọ’N NGÂN TẠI CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỊC CÁC CẤP HIọ†N NAY Cuối năm 2011 vừa qua ngành kho bạc các cấp cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình , nhất là phục vụ tết âm lịch nhâm thìn vừa qua đã đảm bảo giải quyết các chế độ cho các đối tượng chính sách, cán bộ công nhân viên chức .v v.. có nơi được hai tháng lương làm cho người lao động thật sự phấn khởi.Tuy nhiên qua tìm hiểu ở haitỉnh,Đăklăk , Đăknông, một số huyện mãi đến cận gần ngày nghỉ tết mới nhận được chế độ , lý do các huyện phải chọ thông báo vốn của bộ phận kế họach thuộc kho bạc cấp trên gửi về mới có nguồn để chi.Qua tìm hiểu các ngành tài chính từ huyện đến tỉnh đều phản ánh tồn ngân qũy ngân sách đều đảm bảo, nhưng không điều hành được việc sử dụng số tồn ngân này , tòan bộ đều lệ thuộc sự chi phối điều hành của bộ phận kế họach của kho bạc nhà nước cấp trên , khi nào có thông báo vốn gửi về cho địa phương mới được chi , chi như thế nào đều do chỉ đạo của Giám đốc kho bạc nhà nước cấp trên .Như có huyện tồn qũy ngân sách đến 20 tọ· đồng, nhưng bộ phận kế hoạch kho bạc cấp trên thông báo vốn có 8 tọ· đồng thì huyện đó chỉ được sử dụng trong phạm vi trong thông báo vốn .Cơ chế này đã thực hiện từ nhiều năm nay không biết có đúng theo quy định của luật ngân sách không ? hay kho bạc nhà nước trung ương tự quy định riêng của ngành mình ? như vậy có tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc điều hành quản lý ngân sách không ? Dư luận phản ánh có trường hợp chủ đầu tư chuyển vốn thanh toán không được, vì không có thông báo vốn của ngành kho bạc, mặc dù địa phương đã bố trí vốn trong kế hoạch đã được cân đối trong tồn ngân qũy ngân sách của mình. Do vậy đơn vị thi công cuối năm không có tiền thanh toán lương cho công nhân phải ra làm việc với bộ phận kế hoạch kho bạc trung ương xin thông báo vốn cho riêng mình , sau đó mới được giải ngân. đồng chí bộ trưởng bộ tài chính Vương đình Huệ đã phát biểu: giải pháp của mọi giải pháp là phải minh bạch, công khai.Nhà nước phải minh bạch về cơ chế chính sách , chính sách nào chưa phù hợp nhà nước sẽ xem xét lại . Cán bộ công chức trong thực thi công vụ phải minh bạch về trách nhiêm.Tôi tâm đắc với lời phát biểu này .để tạo cho chính quyền địa phương chủ động trong việc điều hành quản lý ngân sách cấp mình đúng theo tinh thần của luật ngân sách hiện hành, xin đề xuất với đồng chí bộ trưởng tài chính nghiên cứu , cần phải thay đổi cơ chế thông báo vốn của bộ phận ngành kho bạc như hiện nay ,nếu tiếp tục sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, việc này thuộc trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp tham mưu cho chính quyền các cấp, vì đây là chủ tài khọan của ngân sách cấp mình , việc chỉ đạo điều hành ngân sách do UBND các cấp quản lý sử dụng trong số tồn ngân qũy ngân sách hiện có . Cơ quan kho bạc các cấp phải báo cáo kịp thời số tồn ngân qũy ngân sách cho UBND các cấp để điều hành .Số tồn ngân qũy trong thời gian nhàn rỗi được phép gửi tại ngân hàng kinh doanh ,số tiền lãi suất có được gửi ở ngân hàng được hạch tóan vào ngân sách các cấp, chủ động chi tiêu hổ trợ cho ngành tài chính nói chung , trong đó hổ trợ kinh phí cho kho bạc, ngành thuế ở địa phương trong họat động phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong công tác thu chi ngân sách. MINH TRÍ
 

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay3,375
  • Tháng hiện tại50,873
  • Tổng lượt truy cập41,231,474
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây