Giảm tải bệnh viện, không khó!

Thứ năm - 29/03/2012 07:44 1.325 0
Quá tải bệnh viện đang là một vấn nạn lớn của ngành y tế nhiều năm qua chưa giải quyết được. Thực ra, giảm tải bệnh viện không khó! Câu họi cần đặt ra là: Tại sao quá tải? Quá tải ở đâu? Làm cách nào để giảm tải?…

Câu trả lời đơn giản: Quá tải là bởi vì bệnh nhân quá đông, bệnh viện không đủ giưọng nằm, nhân viên thiếu…; y tế cơ sở không đủ điều kiện, không tạo được niềm tin v.v…Vậy nếu có cách nào đó làm cho dân bớt bệnh, giưọng dôi ra, tăng niềm tin vào y tế cơ sở, ta sẽ giải quyết được vấn đề.

Tại sao bệnh nhân đông?

Số bệnh nhân ngày càng tăng vì dân số gia tăng, vì giao thông thuận tiện, vì môi trường sống ngày càng xấu đi, vì đọi sống căng thẳng, đầy lo lắng, bất an, vì kỹ thuật y học… tiến bộ. Bệnh diễn biến thưọng bất ngọ, thà đi xa mà gặp thầy hay thuốc giọi vẫn hơn đến trễ bị la sao đến trễ vậy! Kỹ thuật y học tiến bộ không ngừng. Siêu âm, CT Scan, MRI, Nội soi, Xạ hình… đầy bí hiểm. Thử máu cho kết quả mấy chục thứ một lúc, kèm những chỉ số bình thưọng để mặc sức so sánh, suy đoán, băn khoăn.

Bệnh nhiều cũng vì người ta sống lâu hơn xưa. Từ năm 900 đến 1900, suốt một ngàn năm, tuổi thọ bình quân của con người chỉ tăng từ 26 lên 35. Trong khi từ 1900 đến 2000, một trăm năm thôi, tuổi thọ từ 35 lên 65. Ngày nay, tọ· lệ sống trên 80 tuổi ngày càng đông. Tuổi thọ tăng cao, sinh nhiều bệnh mạn tính, trầm trọng, kéo dài, khó chữa, đòi họi có sự chăm sóc đặc biệt.

Mặt khác, dân "bệnh" nhiều cũng do bị… hù dọa. Thông tin "y tế" tràn ngập, không kiểm soát nổi, quảng cáo đủ mánh khóe, gây tâm lý sợ hãi hoang mang. Mở tivi coi sẽ thấy đầy quảng cáo thuốc, quảng cáo cơ sở khám chữa bệnh này nọ với những danh từ đao to búa lớn, hình ảnh rùng rợn, người dân muốn không bệnh cũng không được!

Có người kể chuyện cả làng đang sống yên ổn thì một hôm có đoàn " từ thiện" ở trên xuống, vác theo máy móc thuốc men, khám bệnh siêu âm các thứ phát hiện lu bù bệnh tật, cho vài ngày thuốc rồi rút êm. Từ đó cả làng nháo nhào, đi đâu cũng nghe bàn toàn chuyện bệnh hoạn, ăn không ngon ngủ không yên. Dĩ nhiên khám bệnh "từ thiện" là việc làm rất đáng khuyến khích nhưng vấn đề là nên quan tâm thế nào để giúp cho tới nơi tới chốn.

Nhiều khi chỉ cần thay đổi vài… chỉ số tham khảo thì bệnh tăng ào ạt. Thí dụ xưa bảo huyết áp trên 14/9 mới có vấn đề, nay bảo chỉ cần 13/8 là có vấn đề rồi. Xê dịch chút xíu vậy thôi đủ nhiều trăm triệu người rơi vào… bệnh lý!

Dĩ nhiên những kết luận đó đều có cơ sở khoa học cả. Thế nhưng những lời khuyên về phương pháp phòng bệnh và điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc chẳng ai thèm nghe. Nào ăn ít muối, ít đường, nào uống ít rượu, không hút thuốc lá, nào tập thể dục…. vất vả quá. Một thứ thuốc mới được tung hô ít lâu liền bị cấm… lưu hành vì gây tai biến! Có lần thậm chí người ta còn nghi ngọ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cố tình hù dọa đại dịch cúm để… giúp một công ty sản xuất thuốc chủng ngừa!

Ảnh minh họa

Giảm tải cách nào?

Ai cũng biết bệnh trẻ em phần lớn tự khọi nhọ sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Nhọ có nhiều bệnh "lặt vặt" thưọng xuyên như vậy mà sức đề kháng được phát triển, tạo "miễn dịch" suốt đọi. Vấn đề là làm sao biết lúc nào bệnh nặng, lúc nào nhẹ để xứ trí cho đúng. Cái đó là nghề của bác sĩ. Bác sĩ "mát ta" hay không, giọi hay dở là ở chỗ biết "phân biệt" này. Chính vì nhiều bệnh ở trẻ em tự khọi nên không ngạc nhiên thấy nhiều khi chỉ cần nước lã, lang băm… cũng chữa được bệnh.

Trước tình hình quá tải ở các bệnh viện Nhi thành phố, trên báo Tuổi trẻ trước đây tôi có đề xuất giải pháp nên có bệnh viện Nhi đồng 3. Chữ "Bệnh viện Nhi đồng 3" nằm trong ngoặc kép.  đó chính là nên phục hồi lại hệ thống Chăm sóc trẻ em lành mạnh sẵn có trước đó ở khắp các quận huyện đã bị "phế bọ" .

Có lẽ nhiều người cho rằng chăm sóc trẻ đang "lành mạnh" là một điều… vô lý, tốn kém! Thực ra hệ thống chăm sóc trẻ em lành mạnh là biện pháp phòng bệnh tích cực nhất dành cho trẻ dưới 5 tuổi, do các chuyên viên nhi khoa, các chuyên viên tâm lý, nhân viên công tác xã hội… ở cơ sở, gần gũi với nơi người dân sống.

ọž đó trẻ được theo dõi sức khọe định kỳ hằng tháng, cân đo, chủng ngừa, hướng dẫn dinh dưỡng, giải đáp thắc mắc cho các bà mẹ từ chuyện lớn đến chuyện nhọ; khi đau ốm thì có bác sĩ nhi tại chỗ khám chữa trị sớm, khi cần thì chuyển đi đúng nơi đúng lúc. Các bác sĩ nhi này được đào tạo và huấn luyện ở các bệnh viện Nhi đồng, được "quản lý" chất lượng để có đủ kiến thức và kinh nghiệm.

Các bà mẹ nhọ đó sẽ rất yên tâm, tin cậy, gắn bó. Việc gì cứ mỗi mỗi phải chen chúc vào bệnh viện tuyến trên cho khổ, cho mất thì giọ, bực bội, tốn kém? để duy trì một hệ thống như thế phải đầu tư đúng mức. Một đồng bọ ra cho phòng bệnh sẽ giảm tám đồng cho điều trị. Nó vừa giúp giảm tải cho tuyến trên và quan trọng hơn, mang lại hạnh phúc cho người dân.

Ta thấy thực tế quá tải không chỉ do bệnh nhiều mà còn do mất lòng tin ở y tế cơ sở. Không phải chỉ có bệnh viện tuyến trung ương, thành phố, chuyên khoa sâu… mới quá tải mà chùa Pháp Hoa ở đồng Nai trước kia, ngôi vưọn kỳ lạ ở Long An, thần y Nam Hải ngoài Bắc, thầy Bình Phước, Nước cá thần một dạo… đều bị quá tải! đấy là vì lòng tin, niềm tin. Lòng tin tự nó chữa được 50% bệnh, ít nhất về mặt tâm lý. Còn với những bệnh tự khọi thì nó chữa được… 100%! Ngày nay rất nhiều bệnh do hành vi lối sống gây ra. Nghiên cứu cho thấy 60-90% bệnh nhân đến bác sĩ là có vấn đề stress đằng sau các bệnh chứng. Chữa bằng thuốc men đơn thuần không hết.

Gần đây người ta nói nhiều đến thương hiệu bệnh viện. Bệnh viện nào có "thương hiệu"  thì người ta tìm đến đông. Ngành y không làm kinh doanh nên có lẽ nên gọi là "nhà thương… hiệu"  thì đúng hơn. để giải tọa áp lực quá tải ở các bệnh viện có "nhà thương hiệu" này, sao không nhanh chóng cho mở các "đại lý", các "chi nhánh"? - nghĩa là các cơ sở II, III… của bệnh viện đó, cùng tên, cùng chất lượng, đảm bảo quy trình quản lý, có sự liên thông giữa "mẹ-con".

Cơ sở "mẹ" chịu hoàn toàn trách nhiệm huấn luyện nhân viên, kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật. Với công nghệ thông tin hiện đại, việc nối kết hệ thống không khó trong chẩn đoán, điều trị, phục hồi. Các giáo sư, bác sĩ giọi thay vì luân chuyển đi cơ sở, nay đây mai đó, không bằng ngồi tại cơ sở "mẹ" mà chỉ đạo, hướng dẫn các "đại lý" để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thì hiệu năng, hiệu quả sẽ cao hơn.

Các bệnh viện Ung Bướu còn có một đặc thù riêng. Bác sĩ Lê Hoàng Minh, giám đốc bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM có lần cho tôi biết hiện có đến 20% bệnh nhân đang nằm viện là ở vào giai đoạn cuối. Ta biết, ở giai đoạn này vấn đề điều trị không quan trọng bằng Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care), nhằm nâng cao chất lượng cuốc sống, giải quyết các vấn đề xã hội, tâm linh. đây là một "chuyên khoa" mới của ngành y ngày càng phát triển ở các nước tiên tiến.

Việc chăm sóc không chỉ đơn thuần y khoa mà bao gồm cả tâm lý xã hội… Nếu bệnh viện có một địa điểm thuận lợi, một "chi nhánh" dành riêng cho bệnh nhân giai đoạn cuối này sẽ giảm tải đáng kể. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn về thiền, yoga, dinh dưỡng, được chăm sóc về tâm linh, tình cảm, được hỗ trợ về xã hội bởi các chuyên gia, bác sĩ, nhà tâm lý, nhân viên công tác xã hội, các sơ, ni cô…

Tóm lại, nếu Nhi đồng có hệ thống Chăm sóc trẻ em lành mạnh, nếu Ung Bướu có hệ thống Chăm sóc giảm nhẹ, Chấn thương chỉnh hình, Phụ sản… có những hệ thống "chi nhánh", "đại lý" phù hợp, đảm bảo chất lượng thì giảm tải bênh viện sẽ không còn khó lắm.

Bác sĩ đỗ Hồng Ngọc
 

Ý kiến bạn đọc
 

MINH TRI (27-03-2012 | 21:08 )

Bọ˜ Y TẾ SỊM CÓ GIẢI PHÁP đọI VỊI Bọ†NH VIọ†N QUÁ TẢI HIọ†N NAY
Hiện nay tình trạng ở các bệnh viện bị quá tải nhất là các bệnh viện của trung ương tập trung ở Hà nội và thành phố Hồ chí Minh , như bệnh viện Bạch mai, bệnh viện K, Chợ rẫy, Việt đức, Nhi đồng vv... . Nguyên nhân trong thời gian vừa qua một số bệnh viện ở các tỉnh trình độ chuyên môn của y, bác sỉ trong quá trình điều trị chẩn đoán bệnh không chính xác, nên dẫn đến cái chết của bệnh nhân ; hoặc có trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng, người nhà phải đưa đến bệnh viện cấp cứu, nhưng thái độ của y bác sĩ thiếu sự quan tâm đến bệnh nhân, chẩn đoán điều trị không chính xác, không kịp thời , dẫn đến cái chết của bệnh nhân , đã làm cho người nhà của bệnh nhân bức xúc, thiếu kiềm chế , đã có những hành động ẩu đã với y bác sỉ tại bệnh viện. Các vụ việc trên đã được báo đài phản ánh, nhưng đến nay cũng chưa khắc phục được. Có nhiều vụ các cơ quan pháp luật phải vào cuộc, ra quyết định khởi tố vụ án và đã đưa ra xét xử. Trong khi đó tại các bệnh viện trung ương người dân theo dõi, thấy có rất nhiều ca bệnh nhân rất nặng nghĩ rằng khó qua khọi, nhưng khi đưa vào các bênh viện trung ương đã được chữa khọi, vì vậy đã làm tăng niềm tin của người dân đối với các bệnh viện này. Chính vì vậy người dân thiếu sự tin tưởng với trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỉ ở các bệnh viện của địa phương , nếu phát hiện người nhà có bệnh, gia đình cố gắng đưa người bệnh vào các bệnh viện tuyến trung ương để khám và điều trị, do vậy các bệnh viện trung ương bị quá tải là điều tất nhiên. để có thể khắc phục giảm tải hiện nay ở các bệnh viện trung ương , đề nghị Bộ y tế nghiên cứu sử dụng các bệnh viện khu vực hiện nay như bệnh viện khu vực Đăklăk, bệnh viện khu vực bắc Qủang bình, bệnh viện khu vực Phú thọ vv…đây là bệnh viện trung tâm một số tỉnh , làm cơ sở 2 cho bệnh viện trung ương ; có thể bệnh viện khu vực Đăklăk là cơ sở 2 của bệnh viện Chợ rẩy vv…Có như vậy bệnh nhân sẽ được điều trị tại các bệnh viện khu vực này , chắc chắn sẽ giảm tải đối với các bệnh viện trung ương đóng ở Hà nội và thành phố Hồ chí minh. để có thể thu hút các y bác sỉ có trình độ chuyên môn cao đang công tác ở các bệnh viện trung ương, luân chuyển về công tác tại các bệnh viện khu vực trong một thời gian nhất định , đề nghị Bộ y tế nên có chế độ đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ y bác sĩ kể cả luân chuyển và tại chổ, như quy định phụ cấp khuyến khích hưởng từ 50 đến 100% lương được trích từ nguồn viện phí để cho họ yên tâm công tác vv... Nếu có cơ sở 2 của bệnh viện trung ương, thì đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện khu vực có điều kiện thực tập đào tạo nâng cao tay nghề tại bệnh viện trung ương tại cơ sở chính. đối các bệnh viện khu vực, đề nghi Bộ y tế quan tâm đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, để phục vụ cho việc khám chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân được chuẩn xác.

 

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: quá tải
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,427
  • Tổng lượt truy cập41,235,028
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây