Giãn, giảm thuế liệu có thật sự tốt?

Thứ năm - 17/05/2012 07:44 1.618 0
Theo các báo cáo dự toán và quyết toán của Bộ Tài chính giai đoạn từ năm 2007-2012, có thể thấy nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế luôn chiếm tọ· lệ rất cao trong tổng nguồn thu và viện trợ của Chính phủ. Tọ· lệ bình quân giai đoạn 2007-2011 là 81,5%.

Riêng năm 2012, tọ· lệ này được kỳ vọng là 91,14%. Trong các năm trước, nguồn thu thưọng xuyên từ thuế bao gồm 11 loại, năm 2012 có thêm thuế bảo vệ môi trường.

Hàng tồn kho tăng cao, sức mua giảm sút, đa phần các doanh nghiệp nhọ và vừa có lợi nhuận trước thuế rất ít hoặc không có lợi nhuận thì việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp này cũng không có ý nghĩa gì.

Trong tổng nguồn thu từ các loại thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (VAT) chiếm tọ· trọng cao nhất qua các năm (bình quân trên 30% mỗi loại). Tọ· lệ nguồn thu từ thuế trên tổng GDP cũng rất cao, bình quân lên tới 23% một năm.

Từ những con số trên, có thể thấy sự phụ thuộc rất lớn của nguồn thu cho ngân sách nhà nước vào khu vực doanh nghiệp (bộ phận quan trọng nhất, đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế).

Hình 1 cho thấy từ năm 2009 đến nay người tiêu dùng chịu nhiều gánh nặng hơn, vì bản chất của thuế VAT là người tiêu dùng phải gánh chịu. Không chỉ vậy, năm 2011, người dân lại gánh thêm "thuế lạm phát", như vậy mức sống và sức mua của dân cư ngày càng bị bào mòn.

Hình 2 cho thấy từ năm 2009-2011 tổng thu thưọng xuyên (bao gồm các loại thuế và phí) luôn bằng và cao hơn 25%. Năm 2012, do ước tính GDP quá cao nên các tọ· lệ thuế, thu thưọng xuyên và tổng thu trên GDP dưọng như có vẻ giảm, nhưng với sự suy giảm sản xuất hiện nay, có thể tọ· lệ này vẫn cao như các năm trước. Và điều đáng nói là tọ· lệ này quá cao so với các nước trong khu vực.

thời gian qua, Bộ Tài chính đã có những giải pháp điều chỉnh về thuế như giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế, mang tính tâm lý nhiều hơn.

Theo tình hình kinh tế quí 1, hàng tồn kho tăng cao, sức mua giảm sút, đa phần các doanh nghiệp nhọ và vừa có lợi nhuận trước thuế rất ít hoặc không có lợi nhuận thì việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp này cũng không có ý nghĩa gì.

Nhìn lại từ vấn đề sức mua giảm sút, theo lý luận kiểu Keynes - Leontief - Miyazawa thì việc chi tiêu của người dân phụ thuộc vào thu nhập, như vậy sức mua của người dân giảm sút do thu nhập giảm sút. Trong thành phần của GDP có ba phần cơ bản, đó là thu nhập từ lao động, thu nhập từ vốn và thuế gián thu (thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt… không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp). Như vậy, sản xuất đình trệ sẽ dẫn đến thu nhập từ lao động, từ vốn và thuế gián thu cũng giảm, kéo theo thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp giảm.

Theo số liệu từ trang web của Bộ Tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT của các năm 2010, 2011 và dự toán năm 2012 chiếm trong tổng thu của ngân sách nhà nước tương ứng là 61%, 59% và 65,2% (dự toán năm 2012). Như vậy với sự suy giảm kinh tế, thu ngân sách từ ba loại thuế này sẽ giảm mạnh nên việc miễn giảm thuế trong giai đoạn hiện nay tuy có tác dụng tâm lý khá tốt nhưng không quan trọng bằng:

- Xem xét lại việc chi tiêu từ ngân sách một cách cụ thể, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn từ ngân sách.

- Triệt để chống tham nhũng, thủ tục hành chính rưọm rà, quan liêu để doanh nghiệp không phải đóng hàng chục khoản chi phí "không tên". Những khoản phí này vốn chiếm tọ· lệ khá lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

- Cấu trúc lại nền kinh tế một cách hiệu quả và khoa học. Chẳng hạn nói ưu tiên cho xuất khẩu cũng cần nghiên cứu xem nên ưu tiên cho sản phẩm nào, không nên ưu tiên một cách đại trà kiểu cứ xuất khẩu là ưu tiên, làm gia công xuất khẩu cũng ưu tiên, tạm nhập tái xuất, thậm chí cả dịch vụ "chuyển khẩu" cũng được xem như xuất khẩu để ưu tiên. Chính phủ cũng nên đưa ra định hướng những ngành nào, đạt tiêu chí gì thì được xem là ngành trọng điểm. Chẳng hạn trong giai đoạn hiện nay, có thể dùng các tiêu chí như: những ngành có tính lan tọa đến sản xuất trong nước cao (sử dụng nguyên vật liệu trong nước là chính), lan tọa đến nhập khẩu thấp, sử dụng năng lượng thấp và giảm thiểu gây hại cho môi trường.

Ý kiến bạn đọc

Giãn, giảm thuế chỉ là giải pháp tình thế

MINH TRÍ

Chủ trương của Chính phủ trong việc giãn, giảm thuế là một chủ trương đúng đắn nhằm để cứu doanh nghiệp trong lúc khó khăn hiện nay. Tuy nhiên việc giãn thời gian nộp thuế của các doanh việc kéo dài đến 9 tháng và cùng với giảm thuế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành quản lý ngân sách ở các cấp ngân sách, một số nguồn thu đáng lẽ các doanh nghiệp phải nộp trong kế hoạch trong năm 2012 sẽ chuyển sang năm 2013 và số thuế doanh nghiệp được giảm, do vậy việc chi ngân sách trong năm 2012 sẽ bị thiếu nguồn để chi đã được cân đối từ đầu năm. đây là việc hết sức hệ trọng Bộ Tài chính cần có phương án tháo gỡ bù đắp khoản hụt thu cho các địa phương nhất là các khoản chi thuộc về nhóm chính sách chế độ cho các đối tượng.

Trước đây Bộ Tài chính đã có văn bản cho phép các doanh nghiệp giãn nợ thuế thời gian 90 ngày, một số doanh nghiệp chấp hành tốt, nhưng còn nhiều doanh nghiệp không chấp hành buộc chính quyền các cấp đã phải dùng tới biện pháp hành chính kê biên tài sản để cưỡng chế.

Nay thời gian giãn nợ thuế kéo dài hơn dễ dẫn đến hệ lụy, các doanh nghiệp đã cố tình trốn thuế nằm trong danh sách nợ thuế trước đây sẽ tiếp tục ù lì trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

để cứu vãn các doanh nghiệp không chỉ đơn phương của ngành tài chính mà cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với ngành ngân hàng, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã áp trần lãi suất cho vay với 4 nhóm đối tượng với mức lãi suất vay tối đa là 15% mới chỉ là một nửa của mong đợi. Nửa còn lại tùy thuộc và thực tế triển khai của các ngân hàng.

đây cũng là sự tiến bộ nhanh nhạy của Ngân hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp hoạt động, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến tiêu cực vì các doanh nghiệp không thuộc 4 nhóm đối tượng trên đều có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh.

Vì vậy đã đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước nên quy định áp dụng trần lãi suất cho vay cho tất cả các đối tượng, để đáp ứng được kịp thời mong đợi của các doanh nghiệp. để có thể nguồn vốn vay đến tay các doanh nghiệp, đề nghị Ngân hàng nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra kiểm tra các ngân hàng thương mại, không chấp hành gây khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh, xử lý nghiêm khắc đối với các ngân hàng thương mại cố tình vi phạm.

 

Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập260
  • Hôm nay6,713
  • Tháng hiện tại58,083
  • Tổng lượt truy cập41,125,886
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây