Các cử tri huyện Thủy Nguyên đã kiến nghị Thủ tướng và đoàn đBQH về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đề nghị Chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ ngư dân về xăng dầu, vốn vay để đóng tàu, khoanh nợ, dãn nợ cho những doanh nghiệp khó khăn; kiến nghị xử lý những bất cập nảy sinh giữa thực tế và quy định trong chính sách về đất đai, kiến nghị QH xem xét sửa đổi để bảo đảm quyền của Nhà nước và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, chính sách bồi thưọng khi thu hồi đất, quy định về giá đất… khi giải phóng mặt bằng.
Thay mặt đoàn đBQH Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp thu và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các cử tri huyện Thủy Nguyên. Thủ tướng cho biết những bất cập trong Luật đất đai sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhất là các chính sách liên quan đến công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, tái định cư, định giá đền bù khi thu hồi đất. thời hạn giao đất, cho thuê đất cũng sẽ được xem xét cho phù hợp với thực tiễn.
Vậy là từ nay người dân yên tâm sản xuất và sinh sống trên mảnh đất của mình, không còn phập phồng sợ bị cưỡng chế nữa. Hoan hô Thủ Tướng.
QUọC Họ˜I CẦN SỊM Sọ¬A đọ”I Mọ˜T Sọ Điọ€U CÃ’N VƯỊNG MẮC CủA LUẬT đẤT đAI Nđ‚M 1993 Từ khi luật đất đai năm 1993 ra đọi thay thế luật đai năm 1988 từ đó đến nay đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong công tác quản lý đất đai , tuy nhiên trong quá trình thực tiễn khi áp dụng luật vẫn có nhiều vướng mắc, đòi họi cần thiết phải bổ sung sửa đổi một số điều luật để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đây là quy luật khách quan. Trong quá trình thực hiện luậtđất đai đã nổi lên các vướng mắc như giao đất , thu hồi đất , cho thuê đất , nhất là giá đền bù về đất đai . Về giao đất chúng ta thấy thời gian giao đất không đồng nhất , như đất nông nghiệp cùng mảnh đất đó nếu hộ giađình trồng cây hàng năm thì thời gian giao là 20 năm nhưng nếu trồng cây lâu năm thì thời gian giao là 50 năm . Về hạn mức giao đất như đất nông nghiệp nếu trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản thì không quá 3 ha, còn nếu trồng cây lâu năm thì không quá 10 ha đối với trung du miền núi thì cao hơn nhưng không quá 30 ha vì vậy làm cho người nông dân thắc mắc khó giải thích. Còn riêng về thuê đất thì thời gian cho thuê không quá 20 năm đối với nông nghiệp trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và không quá 50 năm đối đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất; vì vậy các địa phương khi cho thuê đất cho các hộ gia đình và cá nhân hiểu vận dụng thời gian cho thuê đất có thể dưới 20 năm đối với đất nông nghiệp trồng cây, nuôi trồng thủy sản, dưới 50 năm đối đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho là đúng . Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có điều bất cập như trong việc cho các tổ chức được thuê đất, ngòai hợp đồng cho thuê đất được ký giữa sở tài nguyên môi trường với tổ chức được thuê. Bên cạnh đó, theo quy định, còn cấp thêm bìa đọ cho tổ chức thuê nên trong thời gian vừa qua nhiều tổ chức đã lợi dụng bìa đọ đi vay ngân hàng nhưng không có khả năng hòan trả vốn vay, tòa án các cấp cũng đã thụ lý xét xử nhiều vụ đã xảy ra, cuối cùng thiệt hại hậu quả xảy ra nhà nước và nhân dân gánh chịu. Về giá đền bù, đây là vấn đề nhạy cảm người bị thu hồi đất thắc mắc khiếu nại rất nhiều, người dân không hiểu khi thu hồi đất có nhiều lọai đất khác nhau như đất khu dân cư, đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất vv… do vậy, giá đền bù các lọai đất khác nhau. Các địa phương cũng rất khó khăn trong việc vận động tuyên truyền với các hộ dân bị thu hồi đất để làm dự án phát triển kinh tế ở địa phương vì nếu dự án địa phương thu hồi theo quy định pháp luật thì áp giá đền bù theo giá đất hàng năm được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, còn các dự án khác do các doanh nghiệp chủ đầu tư thì theo giá thọa thuận với người dân. Do đó, trên khu vực đất gần nhau nhà nước thu hồi làm công trình công cộng thì giá thấp hơn do các tổ chức khác thọa thuận nên các hộ thắc mắc. Qua các đơn khiếu nại về đất đai người dân đòi họi phải công bằng và đề nghị giá đền bù phải theo giá thị trường, đây là vấn đề khó nên mấy năm qua các địa phương vấp phải không giải thích thuyết phục được với các hộ dân, liên tục gửi đơn vượt cấp. để khắc phục các vấn đề nêu trên xin kiến nghị: Về thời gian giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản đến ngày 15/10/2013 hết hạn để cho người dân yên tâm đề nghị tíêp tục giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu theo quy định của luật đất đai. Sau này thời gian giao tính từ ngày giao đất, thu hồi đất lúc nào thì giao đất cho hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu tính từ thời điểm đó, không nên lấy mốc thời gian là 15/10/1993 như hiện nay. Cụ thể như giao đất hay thuê đất từ năm 2012 thì thời gian hết hạn là năm 2032. Có như vậy thì các hộ gia đình hay cá nhân được giao đất yên tâm sản xuất. Về thời hạn giao đất, luật đất đai sửa đổi nên thống nhất thời hạn giao đất nói chung kể cả đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất sản xuất lâm nghiệp thời gian là 50 năm. Về hạn đất giao đất như đất nông nghiệp nói chung, nên thống nhất một mức như 5 ha, còn vượt quá chuyển sang cho thuê đất, còn đất khác như đất rừng sản xuất hạn mức giao đất như hiện nay để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân đầu tư lâu dài. Chúng ta biết nước ta trên 80% là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, nhà nước cần quy định hạn mức giao đất tránh việc tích tụ đất vì người có điều kiện thì tích tụ nhiều đất, người nghèo không có đất sản xuât. Thực tế hiện nay đã xảy ra ở một số tỉnh đồng bằng nam bộ, nhiều hộ gia đình khá giả đã nhận chuyển nhượng đất ruộng, từ các hộ do khó khăn trong cuộc sống đành phải bán đi mãnh ruộng của gia đình mình, đã có hộ đã tích tụ đất trên hàng trăm ha. Về cho thuê đất đối với các tổ chức kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, nếu các tổ chức này đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định thì cấp bìa đọ, họ có quyền sử dụng bìa đọ đi vay ngân hàng theo quy định của luật đất đai. Nếu nộp tiền thuê đất hàng năm thì chỉ làm thủ tục ký hợp đồng cho thuê đất với sở tài nguyên môi trường, không nên cấp bìa đọ vì như vậy tránh doanh nghiệp dễ lợi dụng lấy bìa đọ đi vay ngân hàng, thực chất đây là đất của nhà nước chỉ cho họ thuê thôi. Về giá đền bù do nhà nước thu hồi đất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, do vậy chính phủ nên tiếp tục quy định khung giá đền bù chung cho cả nước, bao gồm giá đất chuyển nhượng cao nhất và giá tối thiểu thực tế hiện nay ở các vùng miền, trên cơ sở đó ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng vận dụng, xây dựng giá phù hợp với tình hình thực tế của địa phương sát với giá thị trường, trình hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hàng năm. Việc xây dựng giá đền bù sát với giá thị trường của từng địa phương rất khó đáp ứng với nguyện vọng của người dân nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ diện tích đất nông nghiệp sang đất ở, khi làm nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước thì nói giá quá cao không có khả năng nộp được; còn nếu nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng thì khi đền bù thì cho là giá quá thấp không sát với giá thị trường, đây là vấn đề nan giải nói chung cho các địa phương. Trong khi đó, luật đất đai quy định xây dựng giá đất phục vụ chung cho các đối tượng giao đất có thu tiền sử dụng đất kể cả đối tượng thu hồi đất phải đền bù. đây là vấn đề các ngành chức năng cần nghiên cứu trong việc sửa đổi bổ sung luật đất đai. đối với các tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất của nhà nước nhằm phát triển kinh tế ở địa phương thì cho phép địa phương thu hồi đất áp dụng giá đền bù do hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, sau đó cho tổ chức doanh nghiệp thuê đất theo quy định, tránh trường hợp các tổ chức doanh nghiệp tự thọa thuận giá tự quyết định, làm cho người dân thắc mắc so sánh. trường hợp các tổ chức doanh nghiệp sang nhượng lại đất của các hộ dân thì nhà nước cho phép được làm thủ tục cấp bìa đọ cho tổ chức doanh nghiệp đó để đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp.