để trẻ chơi tết vui, khọe, cần đảm bảo việc ăn uống và giữ sức đề kháng tốt cho trẻ - Ảnh: N.C.T. |
Cho trẻ ăn đủ bữa, đủ lượng
"Chẳng phải tự dưng ông bà xưa nói "bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra". Vì vậy tránh ăn uống quá mức, rửa tay trước khi ăn, không lạm dụng bia rượu, tốt nhất không nên ăn những thức ăn cũ. Nếu có dùng cần bảo quản và hâm kỹ trước khi ăn" TS.BS LÊ THANH TOÀN |
Khi đưa trẻ du lịch xa cần giữ ấm, mang theo một số thuốc như thuốc hạ sốt, dị ứng, giảm đau, rối loạn tiêu hóa... Hoặc tốt nhất nên họi bác sĩ cần đem thuốc gì, liều lượng ra sao khi đi du lịch. Bên cạnh đó thức ăn cho trẻ khi đi du lịch cũng cần được chú ý. Chúng ta có thể đem theo thức ăn đóng hộp và khi ăn cân đối thêm bằng rau, trái cây tươi để tránh thiên về đạm hoặc chất béo (có rất nhiều trong thực phẩm đóng gói). Nếu ăn trong các hàng quán nên chú ý chọn những hàng quán đảm bảo vệ sinh để tránh ngộ độc.
BS Thủy cũng lưu ý trong nhà luôn cần dự phòng một số thuốc thông dụng như thuốc giảm đau hạ sốt (paracetamol, acetaminophen...). Nếu trẻ quá nhọ không sử dụng được thuốc uống, có thể sử dụng thuốc sủi bọt, thuốc dán, sirô thay thế. Thuốc tiêu chảy có thể mua sẵn các dạng thuốc than, men vi sinh..., băng cá nhân, bông băng sát trùng phòng những vết thương ngoài da.
để phòng bệnh phải tăng sức đề kháng cho trẻ, không để trẻ thiếu chất (trong một bữa ăn trẻ phải đủ 30-35g đạm...). Có chế độ sinh hoạt điều độ như không thức khuya, đi đêm phải giữ ấm cơ thể nhưng cũng không quá nóng. Di chuyển bằng ôtô nên đóng kín cửa.
Người lớn tránh quá no say
Tết đến xuân về là lúc mâm cao cỗ đầy, mọi người ăn uống không đúng bữa lại nhiều chất đạm khiến hệ tiêu hóa "làm việc" quá sức. Theo TS.BS Lê Thanh Toàn- giảng viên bộ môn y tế gia đình đH Y dược TP.HCM - thực phẩm ngày tết được các gia đình dự trữ nhiều, việc bảo quản thức ăn có thể không tốt, dẫn đến thức ăn dễ bị ôi thiu khiến người dùng rất dễ bị ngộ độc. Trong những ngày này, nam giới lại dùng rượu bia quá nhiều, cũng dễ xảy ra ngộ độc bia rượu.
Bệnh tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hóa rất thưọng gặp trong những dịp tết. Khi bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, biểu hiện tiêu chảy sẽ xảy ra ngay sau bữa ăn đó. Nếu xảy ra hiện tượng này không nên dùng thuốc ngay mà cứ để bệnh nhân đi tiêu ra hết, nhưng quá 5 lần/ngày thì đưa đến bệnh viện để được xử lý. Bên cạnh đó tiêu chảy thưọng kèm nôn ói, cần để bệnh nhân ói ra hết những thực phẩm vừa mới ăn. Dùng nước trái cây bổ sung nước đã mất và bổ sung các khoáng chất, vitamin mất đi do nôn ói.
Da đẹp đón xuân
Mùa này thời tiết hanh khô, không khí giảm độ ẩm da dễ bị mất nước dẫn đến khô da, nứt da, sạm da... Theo bác sĩ Lê Thái Vân Thanh - phòng chăm sóc da Bệnh viện đH Y dược TP.HCM - chăm sóc da có năm bước:
- Lựa chọn sản phẩm làm sạch da. Nên chọn sản phẩm rửa mặt không có chất xà bông, độ pH của sản phẩm tương đương độ pH của da (tối ưu là 5.5). Khi rửa phải thật nhẹ nhàng, không được chà xát da.
- Chống nắng. Mùa này dù ánh nắng có vẻ hanh nhẹ nhưng cưọng độ tia UV vẫn nhiều và da vẫn bị tác động của tia UV. Các sản phẩm chống nắng, ngoài tính năng chống nắng như UVA, UVB còn có chất dưỡng ẩm nhẹ, khi bôi lên da hiệu ứng biểu hiện là da hơi bóng, mềm, ẩm thì tốt cho da. Tránh không dùng sản phẩm chống nắng khi bôi lên da mà khô ngay, vì sản phẩm này không có tác dụng dưỡng ẩm khiến da rất dễ bị sần.
- Sử dụng sản phẩm dưỡng da phù hợp vào ban đêm. Nếu da khô nhẹ, dùng sản phẩm có chứa axit trái cây nhẹ (axit trong trái cây giúp loại bọ da chết và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. Có trong rất nhiều loại trái cây, mía và táo xanh, thậm chí cả trong nước ép quả nho, chanh, cam...). Da khô nặng hơn thì chọn những sản phẩm ngoài việc dưỡng ẩm còn giúp da không bị mất nước như sản phẩm có chứa urea, glycerin, dầu thực vật, dầu ôliu... Hoặc nếu khô nặng hơn nữa dùng những sản phẩm có chứa propylene glycol.
- Trong chế độ ăn uống, sinh hoạt phải điều tiết để phù hợp với mùa hanh khô. Khi sử dụng máy lạnh nên để máy xông hơi nước trong phòng để tránh cho da bị mất nước. Không tắm nước quá nóng sẽ làm da khô hơn, chỉ dùng nước bằng với nhiệt độ cơ thể. đ‚n nhiều trái cây và uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ ngày...
- Tự làm những mặt nạ như mật ong, khoai tây, lòng đọ trứng, dầu ôliu... Nên sử dụng hai ngày/lần để thẩm thấu dưỡng chất vào da tốt hơn.
Khi da bị khô, bong tróc không nên massage, chà xát hay đẩy những mảng bong tróc ra sớm vì những tế bào non mới hình thành lại tiếp xúc với môi trường hanh khô càng dễ ăn sâu vào da hơn, làm da khô và sần nhiều hơn.
DIọ†U NGUYọ„N thực hiện
Nguồn tin: Tuoitreonline