Lắng nghe dân để giải quyết khiếu tố

Thứ năm - 03/05/2012 00:11 1.251 0
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: "Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để không nảy sinh những vụ việc mới. Phát triển kinh tế bền vững phải công bằng trong từng dự án, chăm lo đọi sống nhân dân, phải thực hiện hài hòa, đền bù tái định cư, lấy vận động thuyết phục làm chính"

 

Ngày 2-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC).
70% khiếu nại liên quan đất đai
Tại hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đưa ra bức tranh toàn cảnh: "Tình hình KNTC trên phạm vi cả nước vẫn diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi. Có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, KNTC vượt cấp gia tăng, tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến".
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, có tới 70% nội dung khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai, trong đó tập trung nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thưọng, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. 
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày 2-5. Ảnh: đÔNG BẮC
Thanh tra Chính phủ cũng nêu bật những tồn tại, hạn chế trong giải quyết KNTC như "còn hiện tượng giải quyết né tránh, đùn đẩy, thấy sai nhưng không chịu sửa làm cho việc giải quyết KNTC lòng vòng, kéo dài. Cá biệt, có cơ quan không thực hiện đúng trách nhiệm, thẩm quyền được giao, có hành vi bao che, cố ý làm sai.
Một số vụ việc mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hoặc ý kiến của các bộ, ngành Trung ương nhưng chính quyền địa phương thực hiện chưa triệt để, không nghiêm túc, dẫn đến người dân tiếp tục khiếu kiện gay gắt...". 
Không để xảy ra "điểm nóng"
đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển bổ sung: Tình hình KNTC về đất đai mấy năm gần đây tăng đột biến, diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương. Số vụ tranh chấp, KNTC về đất đai chiếm trên 98% tổng số đơn bộ này nhận được.
đặc biệt, khiếu nại đông người, vượt cấp về đất đai ở một số địa phương có chiều hướng tăng, nhất là các địa phương có nhiều dự án thu hồi đất. Ngoài ra, còn do chính sách bồi thưọng cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập. Giá đất bồi thưọng thấp, thiếu nhất quán nên người dân không đồng tình...
Phó Chủ tịch ủy ban Trung ương MTTQ Nguyễn Văn Pha cho biết địa phương nào biết tổ chức đối thoại, tranh thủ, tập hợp các thành viên của MTTQ thì việc giải quyết KNTC tốt hơn rất nhiều so với áp đặt mệnh lệnh hành chính. đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo góp ý: "Giải quyết KNTC không thể bằng hành chính mà phải là giải pháp tổng hợp từ tuyên truyền, vận động, đặc biệt phải tăng cưọng đối thoại nghe ý kiến, tâm tư của dân trước". 
để giải quyết tốt hơn, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền KNTC; chủ động kịp thời xử lý các vụ việc KNTC; kiểm soát tốt tình hình KNTC, không để xảy ra "điểm nóng"; tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, bức xúc kéo dài.
Không được đưa quân đội vào cưỡng chế
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá dù đã có kết quả tích cực (tỉ lệ giải quyết các vụ KNTC đạt khoảng 85% trong số hàng chục ngàn vụ - PV) song ở một số địa phương cũng nảy sinh thêm KNTC. Thủ tướng nhìn nhận nếu chủ quan, không tiếp tục giải quyết, sẽ là mầm mống mất ổn định an ninh trật tự.
"Việc giải quyết KNTC là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trước mắt, cần tập trung giải quyết dứt điểm các vụ KNTC tồn đọng kéo dài, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng người dân để không nảy sinh những vụ việc mới. Phát triển kinh tế bền vững thì phải thực hiện tiến bộ, công bằng trong từng dự án, chăm lo đọi sống nhân dân. Phải thực hiện hài hòa, đền bù tái định cư, lấy vận động thuyết phục làm chính" - Thủ tướng nhấn mạnh.
để giải quyết tận gốc 528 vụ việc KNTC tồn đọng, kéo dài, Thủ tướng yêu cầu các địa phương lên hồ sơ chi tiết từng vụ, lập hội đồng thẩm định, mọi luật sư tư vấn, công khai trên báo và đưa lên website của địa phương, nối mạng với Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ... "Phải xem xét kỹ chính quyền có sai không. Có sai thì sửa, nhận lỗi. Không sai thì phải hỗ trợ đọi sống người dân bằng chính sách xã hội" - Thủ tướng chỉ đạo.
đối với việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng cho các dự án, đặc biệt là dự án quốc gia, Thủ tướng yêu cầu khi cưỡng chế, phải có phương án hết sức chặt chẽ, đúng pháp luật, không được dùng vũ khí nóng, không được để xảy ra chết người, không được đưa quân đội vào cưỡng chế. "Phải kiên trì vận động, thuyết phục, đến khi hơn 90% người dân đồng tình thì mới cưỡng chế,  không thể vì vướng giải phóng mặt bằng làm đình trệ các dự án hạ tầng quan trọng" - Thủ tướng khẳng định.
Giám sát việc cho gia đình ông Vươn thuê đất
Ngày 2-5, bên lề hội nghị trực tuyến toàn quốc về KNTC, Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang cho biết Bộ TN-MT đã có văn bản hướng dẫn việc cho gia đình ông đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng - TP Hải Phòng, người bị chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi đất) thuê lại diện tích đầm nuôi trồng thủy sản. Theo ông Quang, sau khi Bộ TN-MT có hướng dẫn, trách nhiệm của TP Hải Phòng là quyết định phương án cụ thể. "Tuy nhiên, sau khi TP Hải Phòng có phương án, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục giám sát quá trình thực hiện" - ông Quang nhấn mạnh.
 
Từ năm 2008 - 2011, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp trên 1.571.500 lượt người đến KNTC và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Qua công tác giải quyết KNTC, đã thu hồi về cho Nhà nước gần 1.026 tỉ đồng, 1.241 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỉ đồng, 936 ha đất; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ...
 
THẾ DŨNG

  • Ý kiến bạn đọc

    Quang Vinh
    03/05/2012 06:31

    Muốn giải quyết tốt phải công khai, minh bạch. Muốn công khai, minh bạch thì báo chí phải được tham gia. Việc cấm phóng viên báo chí có mặt ở các điểm nóng, cấm hoặc hạn chế báo chí lấy tin đưa tin chỉ làm người dân mất lòng tin. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc cấm đoán không thể bưng bít thông tin mà chỉ làm thông tin sai lệch, thậm chí làm người dân các miền khắp đất nước mất lòng tin vào báo chí chính thống. Chính quyền địa phương chỉ nên tham gia vào vấn đề đền bù giải tọa với các công trình trọng điểm của nhà nước, có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Các công trình của các dự án kinh tế thì chính quyền phải đóng vai trò trọng tài, không được biến chính quyền thành công cụ của nhà đầu tư, đẩy chính quyền đứng về phía người giàu chống lại nhân dân, chống lại công luận.

  • MINH TRÍ
    03/05/2012 07:35

    SỊM Bọ” SUNG THẨM QUYọ€N GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LÃNH Vọ°C đáº¤T đAI đọI VỊI Bọ˜ TÀI NGUYÊN MÔITRƯọœNG. Theo quy định giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất đai, hoặc hỗ trợ đền bù do thu hồi đất để triển khai các dự án, thì chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần cuối cùng sau khi chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp tỉnh đương sự có thể khởi kiện tại tòa án. Tuy nhiên người dân đều làm đơn gửi vượt cấp ra trung ương hoặc cố tình lôi kéo người khác ra trung ương để khiếu kiện để đạt mục đích của mình. Cũng có trường hợp tòa án đã có quyết định giải quyết theo trình tự phúc thẩm, nhưng người dân vẫn khiếu kiện ra trung ương... Do quy định của luật khiếu nại tố cáo thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại về lãnh vực đất đai là do UBND tỉnh giải quyết cuối cùng, do vậy trong thời gian vừa qua cơ quan chuyên ngành về đất đai như Bộ Tài nguyên Môi trường như là người ngoài cuộc, phát hiện các địa phương giải quyết không đúng pháp luật về đất đai, có vị nguyên là lãnh đạo Bộ chỉ biết phê phán qua báo chí, làm cho tình hình các địa phương có người dân khiếu kiện đã phức tạp càng phức tạp hơn. để gắn trách nhiệm của Bộ Tài nguyên Môi trường trong việc giải quyết khiếu nại trong lãnh vực đất đai, là cơ quan am tưọng về luật đất đai, khi giải quyết về lãnh vực này chắc chắn người dân sẽ tin tưởng hơn. đề nghị sớm bổ sung sửa đổi Luật Khiếu nại tố cáo, Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài nguyên Môi trường là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn lần cuối cùng, sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu kiện lên trung ương. Qua kết luận giải quyết cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường các địa phương phải chấp hành thực hiện. Có thực hiện được như vậy may ra trong thời gian đến tình hình khiếu kiện của người dân trong lãnh vực đất đai sẽ giảm. (MINH TRÍ)

  • Tân K33
    03/05/2012 08:04

    đất đai là sở hửu toàn dân, tuy nhiên những người bị thu hồi đất đa số là dân nghèo do đó nếu đền bù không hợp lý sẽ đẩy người dân nghèo vào đường cùng, ngoài việc kiện tụng tốn kém cho cả xã hội. Việc phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do gia đình mất việc từ đó mất luôn nồi cơm gia đình. Do đó yêu cầu người cán bộ lãnh đạo nơi có dất bị đền bù giải tọa phải có tâm, phải đặt mình vào tình huống "nếu nhà mình bị giải tọa với mức giá đó thì sẽ sống ra sao", từ đó mới suy nghĩ cho dân đứng về phía dân mà đấu tranh với bên chủ đầu tư, không nên quá lạm dụng quyền lực nhà nước để cưỡng chế. Trong chiến tranh chính quyền ta đã vận động hàng triệu người dân sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc , thì tại sao trong thời bình không vận động được người dân tự nguyện hiến nhà cửa đất đai để xây dựng tổ quốc, theo tôi chỉ cần cán bộ nhà nước có tâm là được, không tư lợi cá nhân hay dùng quyền lực nhà nước để làm lợi cho chủ đầu tư, thì dân sẽ tâm phục sẽ không có chuyện khiếu kiện hay chống đối, luôn nhớ lời Bác dạy " khó trăm lần không dan cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong"

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,029
  • Tháng hiện tại77,489
  • Tổng lượt truy cập41,258,090
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây