Hàn Quốc: Cô dâu Việt vẫn bị kỳ thị nghiêm trọng
Administrator
2014-10-07T08:26:06-04:00
2014-10-07T08:26:06-04:00
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/Tin-tuc/Han-Quoc-Co-dau-Viet-van-bi-ky-thi-nghiem-trong-8201.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Jút
https://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về kỳ thị chủng tộc vừa lên tiếng báo động về tình trạng phân biệt đối xử rất nghiêm trọng đối với những người lao động nhập cư và cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc.
Quảng cáo của một bộ phim truyền hình SBS nói về "cô dâu Việt" tại Hàn Quốc. Cô dâu ngoại không dám tố cáo bạo hành
Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia thuần chủng nhất ở Châu Á. Nhưng, tại nước này đang hình thành một cộng đồng người nước ngoài, tuy nhỏ, lại đang gia tăng nhanh chóng và cộng đồng này vẫn chưa cảm thấy được xã hội Hàn Quốc chấp nhận. Họ vẫn bị phân biệt đối xử, kỳ thị, bóc lột và ngược đãi.
Cộng đồng người nước ngoài ở Hàn Quốc bao gồm rất nhiều phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc. Đó là những phụ nữ đến từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về kỳ thị chủng tộc - ông Mutuma Ruteere, các cô dâu nước ngoài thường không được bảo vệ quyền lợi đầy đủ khi ly thân hoặc ly dị, nhất là đối với những cặp vợ chồng có con. Ông Ruteere cho biết, nhiều người vợ nước ngoài không dám tố cáo bị chồng bạo hành vì sợ mất giấy phép cư trú ở Hàn Quốc.
Những cặp chồng Hàn vợ ngoại ngày càng nhiều đã làm thay đổi cấu trúc dân số của Hàn Quốc với con số trẻ em "đa chủng" gia tăng nhanh chóng, từ 44.000 vào năm 2007 lên thành 200.000 vào năm 2013, theo các số liệu của chính phủ Seoul.
Tại một số vùng nông thôn, nơi tập trung phần lớn các cuộc hôn nhân dị chủng, theo các dự báo, số trẻ em đa chủng đến năm 2020 sẽ chiếm tới 49 % tổng số trẻ em.
Lao động nhập cư bị bóc lột, ngược đãi
Ngoài các cô dâu ngoại, cộng đồng người nước ngoài ở Hàn Quốc cũng bao gồm lao động nhập cư.
Bị phân biệt đối xử nặng nề nhất là những lao động không có tay nghề, phải là những công việc chân tay, lĩnh lương thấp. Ông Ruteere đặc biệt lưu ý tình trạng của những lao động nhập cư trong khu vực nông nghiệp và ngư nghiệp ở Hàn Quốc. Họ phải làm việc và sống trong những điều kiện rất tồi tệ. Theo lời ông Ruteere, các ngư dân không phải là người Triều Tiên thường bị các chủ tàu và thuyền trưởng kỳ thị, mắng chửi hoặc ngược đãi.
Ông Ruteere cũng ghi nhận rằng với các quy định hiện nay, rất khó cho người lao động đổi việc làm và nhiều người trong số họ đã buộc phải rời khỏi Hàn Quốc để được trả tiền thanh toán sau khi kết thúc hợp đồng.
Sau một tuần lễ điều tra ở Hàn Quốc, nền kinh tế đứng hàng thứ tư ở Châu Á, trong cuộc họp báo hôm qua (6.10) tại Seoul, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng Hàn Quốc đang đối đầu với nhiều thách thức liên quan đến cộng đồng người nước ngoài ngày càng đông đảo.
Để chấm dứt những tình trạng nói trên, ông Ruteere đề nghị chính phủ Seoul phải giáo dục tốt hơn, sửa đổi các luật, nhất là luật về lao động, cũng như phải làm sao đừng để lan truyền trên báo chí Hàn Quốc những hình ảnh mang tính kỳ thị và bài ngoại.
Theo dự kiến, vào năm tới, ông Ruteere sẽ trao bản báo cáo về chuyến đi Hàn Quốc cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.