|
Rừng ở bon Bu Nơr luôn được người dân, Ban quản lý rừng bảo vệ nghiêm ngặt |
Mô hình quản lý rừng cộng đồng của đồng bào bon Bu Nơr 1, xã đắk R’tíh, Bu Nơr 2, xã Quảng Tâm (Tuy đức) những năm qua đều đã phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng. Ông Điểu Lanh, Trưởng Ban quản lý rừng cộng đồng bon Bu Nơr cho biết: "Hiện tại, Ban đang quản lý 1.016 ha rừng. Mặc dù rừng luôn bị đe dọa bởi lâm tặc và dân di cư tự do nhưng với sự nỗ lực tuần tra của các thành viên của Ban quản lý cùng với sự chung tay bảo vệ rừng của bà con trong bon, đến nay, diện tích rừng vẫn được bảo vệ tốt". Men theo con đường mòn nhọ, chúng tôi được ông Điểu Lanh dẫn vào những cánh rừng già. Khu rừng rậm rạp với nhiều tầng lá, nhiều cây to khiến cho không khí oi bức, hanh khô dịu lại. Ông Điểu Lanh vừa đi vừa kể: "đội tuần tra rừng của bon có tất cả 26 người. Thưọng một tuần, đội đi tuần tra 2 lần, với những diện tích rừng ở xa, ban đêm vẫn ở lại trong rừng. đêm ở rừng, lạnh và nhiều muỗi lắm nhưng nhiều cụ tuổi đã cao như cụ Điểu M’rát, Điểu Mpreo… vẫn hăng hái nên mọi người càng có thêm nghị lực giữ rừng. Năm vừa qua, bon đã được phép khai thác một lượng gỗ nhất định để có kinh phí chi trả tiền công cũng như sắm sửa quần áo, dao rựa cho đội tuần tra. Tôi nghĩ rừng là tài sản của ông bà để lại nên các thế hệ con cháu phải có trách nhiệm bảo vệ nó". Không những vậy, một số hộ dân sống gần rừng cũng đã giúp Ban quản lý phát hiện và xử lý hàng trăm vụ "lâm tặc" phá rừng. đơn cử như đêm ngày 7-2, khi đang ngủ ở trong rẫy, anh Điểu Nhót nghe tiếng máy cưa gỗ từ trong rừng vọng ra. đoán là có người "trộm rừng", anh liền gọi điện thoại, phối hợp với Ban quản lý rừng bắt quả tang được 2 tên "lâm tặc" và giao về cho Hạt Kiểm lâm huyện xử lý. Ông Điểu Sê, Trưởng bon Bu Nơr 1 cho biết: "Bà con mình ai cũng có ý thức bảo vệ rừng bởi mọi người đều biết rằng, rừng chính là nơi bảo vệ sự sống của họ. Từ ngàn đọi xưa, người dân bon Bu Nơr sống với rừng và bây giọ vẫn vậy. Những tục lệ của ông cha như vào rừng lấy củi, xin gỗ làm nhà… phải thông báo với già làng, người có trách nhiệm, đến nay vẫn được bà con tuân thủ nghiêm ngặt. Ai biết giữ rừng, trồng rừng thì sẽ có gạo ăn, có nhà đẹp, có cuộc sống tốt".
Tương tự, tại một số cộng đồng khác như bon N’Jiêng và S’rê Ê, xã đắk Nia (Gia Nghĩa)… bà con vẫn đang tích cực giữ rừng. Những diện tích rừng được người dân bảo vệ, chăm sóc luôn phát triển tốt, các loại cây gỗ quý đều được bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy tiền công bảo vệ, chăm sóc rừng không nhiều nhưng với trách nhiệm và ý thức tốt về vai trò, giá trị của rừng, mỗi người dân đều tự nguyện làm "tai, mắt" của rừng.
Có thể nói, việc người dân cùng tham gia bảo vệ rừng đã góp phần tích cực vào công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng một cách bền vững hơn thì lợi ích kinh tế từ rừng mang lại thông qua việc khai thác gỗ cũng cần phải có cơ chế mới hơn.
Bài, ảnh: Thùy Dương