Hiện nay, Chi cục Bảo vệ tỉnh đã phối hợp với xã Tâm Thắng tổ chức thành công mô hình phòng trừ ruồi đục quả trên cây rau ăn quả bằng bả sinh học Prôtêin sản xuất từ men bia, an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường. |
Kết quả thử nghiệm cho thấy, khi sử dụng bả sinh học Prôtêin vưọn rau không xuất hiện các loại ruồi hay ong đục quả. đặc biệt, khi đối chứng với diện tích vưọn dưa leo của gia đình ông Lê đức Thắng ở thôn 4, xã Tâm Thắng không áp dụng bả sinh học Prôtêin cho thấy: vưọn dưa leo của gia đình ông có rất nhiều ong, ruồi đục quả đến chích, quả dưa leo bị cong queo. Ông Thắng cho biết: nếu như quả dưa thẳng thì bán được khoảng 7.000đ/kg, còn quả dưa mẫu mã xấu thì chỉ bán được 4.000đ/kg. Gia đình chị Nguyễn Thị Nụ đã áp dụng mô hình phòng trừ ruồi đục quả trên diện tích vưọn cà chua và đậu cô ve của nhà mình. Chị Nụ cho biết: những năm trước khi chưa sử dụng bả Prôtêin thì vào dịp ra hoa ong và ruồi đục quả chích vào những trái non làm cho trái không phát triển được hoặc phát triển không đều, làm thiệt hại không nhọ về kinh tế. Khi đưa bả sinh học Prôtêin áp dụng tại gia đình, ong và ruồi không đến đục quả, vừa không ảnh hưởng đến môi trường cũng như chất lượng sản phẩm rau quả.
Qua đối chiếu 2 vưọn rau xanh từ khi trồng đến khi thu hoạch cho thấy, sau khi trừ mọi chi phí đầu tư, lợi nhuận chênh lệch của mô hình vưọn rau ăn quả sử dụng bả sinh học Prôtêin cao hơn 3,3 triệu đồng so với mô hình vưọn rau không sử dụng. Việc thử nghiệm mô hình sử dụng bả sinh học Prôtêin cho thấy hiệu quả tốt, mở ra hướng mới cho việc sản xuất rau ăn quả. Với kết quả mang lại mô hình phòng, trừ phòng trừ ruồi đục quả trên cây rau ăn quả bằng bả sinh học Prôtêin ở huyện Cư Jút đã đáp ứng yêu cầu của người trồng rau cũng như người tiêu dùng, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Hương Thơm - Tùng Nhi |
Nguồn tin: PTTH Đăk Nông