Gia đình ông Bùi Văn Nghĩa ở xã đức Mạnh (đắk Mil) có trên 4 ha cà phê kinh doanh. Từ những năm 2001, sau khi tìm hiểu và học họi kinh nghiệm từ các mô hình, ông nhận thấy, cây cà phê thuộc loại thực vật ưa bóng mát nên đã tiến hành trồng xen thêm sầu riêng. Ông Nghĩa cho biết: "Về cơ bản cây cà phê và cây sầu riêng có tính cộng sinh, các loại bệnh hại như rỉ sắt, bệnh thán thư, tuyến trùng hại rễ đều tương thích như nhau, nên rất dễ trị. Khi bón phân, tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật thì việc này cũng có tác dụng tích cực cho cây sầu riêng. Do sầu riêng và cà phê đều ra hoa không chênh lệch về thời gian bao nhiêu nên cũng thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch". Với việc áp dụng mô hình trên, thu nhập từ 1 ha xen canh cà phê và sầu riêng của gia đình ông Nghĩa tăng 1,5 lần so với trước đây và còn tăng dần tùy thuộc năm tuổi của vưọn cây. Còn gia đình ông Trần Thanh Minh ở thôn 8, xã đắk Nia (Gia Nghĩa) cũng trồng trên 8 ha cà phê và 1 ha hồ tiêu. Theo ông Minh thì hiện tại, gia đình ông đã trồng xen được 4 ha sầu riêng, 1 ha chôm chôm vào vưọn cà phê, hồ tiêu và đã cho thu hoạch. Vụ thu hoạch sầu riềng vừa qua, gia đình ông đã thu hái đạt năng suất trung bình trên 13 tấn/ha, với giá tại vưọn khoảng 7.000 đồng/kg, gia đình ông cũng có thu nhập trên 90 triệu đồng/ha. Ông Minh giải thích thêm: "Qua thực tế, việc trồng xen các loại cây trong vưọn cà phê sẽ phát huy được tác dụng chắn gió và che mát cho cây cà phê trong mùa khô và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Cụ thể là năng suất cà phê của gia đình tôi vẫn đạt 3,5 tấn/ha và vưọn cây vẫn phát triển tốt, duy trì ổn định chế độ sinh trưởng chuẩn bị cho vụ mùa sau". Tương tự, tại các huyện đắk R’lấp, đắk Song, Chư Jút… trong mùa khô, hầu hết các vưọn cà phê trồng thuần cần phải tưới nước từ 4-5 đợt, nhưng đối với những vưọn cà phê có trồng xen cây lâu năm, trồng cây vành đai rừng chắn gió thì chỉ cần tưới có 3 đợt. Nhất là tại huyện đắk Song, trong mấy tháng mùa khô vừa qua, mặc dù nguồn nước tưới từ các giếng đào, các đập thủy lợi nhọ bị thiếu hụt trầm trọng, nhiều diện tích cà phê trồng thuần ở đây chỉ mới tưới được 1-2 đợt nước đã bị suy kiệt, chết cành hàng loạt, nhưng vẫn có hàng trăm ha cà phê vối đang thời kỳ kinh doanh được trồng xen thêm cây mít nghệ, sầu riêng, bơ sáp, cây hông… nên vẫn lên xanh tốt.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt tỉnh thì toàn tỉnh hiện nay có trên 175.000 ha cà phê. Trên diện tích này nếu được người dân trồng xen cây ăn quả, cây chắn gió thì mỗi năm không những tiết kiệm được nhiều tọ· đồng tiền đầu tư tưới nước mà còn góp phần cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm ở các địa phương. Hơn nữa, việc thực hiện biện pháp đa dạng hóa cây lâu năm trong vưọn cà phê còn giúp hạn chế được hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất, các xác bả thực vật chết sẽ cung cấp thêm từ 24-26% hàm lượng chất hữu cơ trong đất và hạn chế được các loại sâu bệnh gây hại cho vưọn cà phê. Qua thực tế sản xuất, ở các nhà vưọn áp dụng mô hình xen canh cây ăn quả, trồng đai rừng chắn gió không những gúp cho năng suất vưọn cà phê tăng từ 25%-30% so với trồng thuần mà còn góp phần cải thiện môi trường đất, giúp cho khí hậu trong vưọn cây được ôn hòa.
Nguồn tin: Báo Đăk Nông