Học giả Trung Quốc bác bọ 'đường lưỡi bò'

Thứ hai - 25/06/2012 21:23 1.248 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
"đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật..."- học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói.
Ngày 14-6, hội thảo "Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc" (Tranh chấp Biển đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc.

Chủ trì hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên đH Công an TQ. Hai vị khách mọi đăng đàn chính là Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và thời đoàn Hoằng, Giáo sư đH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch).

Tham dự còn có nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí nghiên cứu. Tại hội thảo đã xảy ra tranh luận gay gắt giữa các quan điểm được báo chí Trung Quốc gọi là "phái bồ câu" và "phái diều hâu".

Ngày 21 - 6, trên các trang báo điện tử, các diễn đàn mạng, các blog Hoa ngữ đã đăng tải các ý kiến phát biểu tại hội thảo.

đáng chú ý là ý kiến của ông Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc), một trong những người được coi là có quan điểm "bồ câu". TPCN xin trích dịch. 

T� u Hải giám Trung Quốc
Tàu Hải giám Trung Quốc.

"Tôi đã nghiên cứu biển hơn 20 năm tại Trung tâm thông tin Hải dương. Hôm nay rất vui mừng được thảo luận với mọi người về vấn đề Nam Hải (cách gọi của người Trung Quốc về Biển đông - người dịch). 

Tôi có đem tới đây một số kết quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề phân định Nam Hải, như "Các sự kiện luật quốc tế Trung Quốc", "Văn tập nghiên cứu quốc sách hải dương", "Tranh chấp Nam Hải", "Vấn đề hải dương"… Khi nói về vấn đề Nam Hải, tôi rất chú ý đến quan điểm của những người này.

Tôi có cảm giác, từ hơn 1 năm qua, đặc biệt từ tháng 4 năm nay sau khi xảy ra xung đột giữa ta với Philippinnes, vấn đề Nam Hải rất nóng.

(…) Hiện nay, nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U - Người dịch); nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo.

 

Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển đông theo
Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển đông theo "Công ước Biển Liên Hợp Quốc" và các quy tắc quốc tế.

 

đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật.

Tháng trước, khi thuyết giảng cho các nghiên cứu sinh về Nghiên cứu hải dương và biển giới Trung Quốc tại đại học Vũ Hán, tôi cũng đã nói: căn cứ pháp luật thực sự phải là "Công ước Biển Liên hợp quốc" năm 1982.

Huống hồ, nước ta là quốc gia đã ký và phê chuẩn "Công ước". đưọng 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải.

đưọng ranh giới của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam - Người dịch) được tạo nên bởi 28 điểm cơ bản, được các chuyên gia Cục Hải dương vẽ nên trước năm 1995.

Nó bao gồm nhiều mọm đá, với diện tích biển rộng tới trên 12.000 dặm vuông. Sau khi công bố đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm cơ bản này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt cả về chỉ tiêu kỹ thuật.

 

Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra
Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra.

 

Hiện nay lại vẫn muốn làm kiểu hoạch định mơ hồ như thế ở quần đảo Nam Sa (trường Sa của Việt Nam - Người dịch). Tài nguyên Nam Hải rất phong phú, nước ta có tranh chấp với 5 quốc gia như Việt Nam, Philippinnes…

Chúng ta cần chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đàm phán hoà bình theo tinh thần của Công ước, không được sử dụng vũ lực giải quyết.

Căn cứ xu thế phát triển của Luật biển quốc tế hiện nay và kinh nghiệm thực tiễn của quốc gia, các nước ven bọ Nam Hải trước hết cần hoạch định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và biên giới Thềm lục địa…

Tương lai cần căn cứ Điều 74 và 83 về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa để hoạch định lại biên giới biển của Nam Hải.

Philippinnes được bao nhiêu, Brunei được bao nhiêu, Việt Nam được bao nhiêu, Indonesia được bao nhiêu… chắc chắn không thể căn cứ hoàn toàn theo chủ trương hoạch định của từng quốc gia như hiện nay.

Các nước trong cuộc phải thống nhất về lý luận và phương pháp hoạch định, lấy cơ sở là các nguyên tắc thông dụng về hình dạng và độ dài bọ biển để tính ra tọ· lệ, thông qua đàm phán hoà bình, hữu nghị song phương hoặc đa phương để giải quyết vấn đề biên giới Nam Hải.

Thịnh Hồng (Viện trưởng Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư đH Sơn đông): đưọng màu xanh là hoạch định 200 hải lý của các nước phải không?

- đúng vậy! đưọng màu xanh trên bản đồ là phân định Vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển. đảo Hoàng Nham nằm ở đây. Theo Khoản 3, Điều 121 của "Công ước Biển Liên hợp quốc", Trung Quốc chúng ta chỉ có vùng biển lãnh hải 12 hải lý.

Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây, cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều đi vào Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta.

"Công ước Biển Liên hợp quốc" đã là công ước thì bất cứ quốc gia nào cũng phải bị chế tài. Tất cả đều phải xử lý theo công ước.

Thịnh Hồng: Căn cứ của đưọng 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?

- Chả có căn cứ gì! đó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 mà thôi!

Thịnh Hồng: Không được các nước khác thừa nhận ư?

- Cũng có, nhưng đó chỉ là chuyện trong lịch sử. Hiện nay, đặc biệt là những năm gần đây, các nước xung quanh Nam Hải đều không để ý đến nữa.

thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển chúng ta cần phải làm theo tinh thần "Công ước Biển Liên hợp quốc" và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói là căn cứ theo những cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, địa chất địa mạo đáy biển. Những thứ đó đều không phải là căn cứ để phân định biên giới.

Theo tôi, căn cứ vào Luật Biển mà làm thì nhân dân các nước ven bọ Nam Hải, nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, có đủ không gian để phát triển nghề cá, khai thác tài nguyên đáy biển.

Trong tương lai, các nước láng giềng kinh tế phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Nhìn vấn đề từ góc độ toàn nhân loại, chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến cùng thời đại.

 

Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mọm đá m� u v� ng nhô lên
Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mọm đá màu vàng nhô lên.

 

(…) Cách nói "Quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận" của chính phủ ta thật quá mơ hồ. Phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ được. đó không phải là thứ ngôn ngữ pháp luật. Chúng ta cần phải tôn trọng các điều văn của "Công ước Biển Liên hợp quốc".

Chỉ có các cách nói về 12, 24, 200 và 350 hải lý. Do các đảo Nam Sa diện tích nhọ hẹp, cách xa đại lục, không đủ điều kiện cho con người sinh sống, nên nước ta không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải ở đó.

Vì vậy, ta không thể có được Vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía Nam của Nam Hải…

Chính phủ ta xưa nay chưa hề chính thức tuyên bố về đưọng 9 đoạn. Nhưng nhiều sách giáo khoa và báo chí lại coi đưọng 9 đoạn là biên giới biển chính thức của Trung Quốc, nên dẫn đến việc dân chúng coi Nam Hải thành vùng biển của Trung Quốc.

Lại có một số cơ quan truyền thông không làm rõ ngọn ngành về vấn đề này, động một tý là kêu phải đưa tàu chiến đi đánh. Tôi cho rằng cần phải sớm xác định rõ địa vị pháp luật của đưọng 9 đoạn. Không làm rõ ràng thì tương lai rất dễ xảy chuyện (…)

Trương Thử Quang (Chủ tịch Hội đồng Học thuật Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư Viện KHXH Trung Quốc): Ông nói đưọng 9 đoạn là do nước ta vạch ra năm 1947. Vậy dựa vào đâu để vạch ra cái đó?

- đưọng 9 đoạn không hề có chỗ dựa (căn cứ) về pháp luật! Trong nước có các nhà luật học, cả các đồng nghiệp ở đài Loan cũng có chung nhận thức như thế. Hồi đó, các nước ven bọ có nước còn chưa độc lập, nó chỉ do Trung Quốc đơn phương tuyên bố mà thôi.

Tôi xin tổng kết một chút: tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất trong nội hàm của "Công ước biển LHQ" là phân định và bố cục lại vùng biển, để mỗi quốc gia ven biển đều có thể có 200 hải lý (hoặc vùng biển tương đối rộng rãi), Thềm lục địa và Vùng biển kinh tế, thuận tiện cho các nước khai thác, sử dụng và quản lý biển, để toàn nhân loại đều hướng tới con đường cùng nhau giàu có.

đó cần phải là căn cứ cơ bản để chúng ta và các nước xung quanh giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nước ta là quốc gia đã ký "Công ước Biển Liên hợp quốc", thì chúng ta cần phải xử lý mọi việc theo tinh thần "Công ước", tọ cho thiên hạ thấy sự thành tín của mình".

Theo Thu Thủy trích dịch


Ý kiến bạn đọc
 
CẦN đáº¨Y MẠNH NGOẠI GIAO XÓA BọŽ "đƯọœNG LƯọ I BÃ’" GIÀNH CHủ QUYọ€N HOÀNG SA Trong thời gian qua Trung quốc liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ"đường lưỡi bò". Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm "diện tích lớn nhất" và "nhiều quyền lợi nhất" có thể trên các vùng biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, từng bước Trung Quốc tuyên bố thông qua dự án xây một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cũng cho biết đã phê chuẩn kế hoạch xây một cầu tàu diện tích 3,3 km2 để làm căn cứ hậu cần cho ngư dân và đón khách du lịch thăm quần đảo Hoàng Sa. Gần đây nhất Trung quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). đối với quần đảo Hoàng sa, trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được Hoàng sa thì họ sẽ tiếp tục xâm phạm đến quần đảo trường sa của chúng ta, đó là điều tất yếu. Thuận lợi hiện nay là tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (thưọng được gọi tắt là Tuyên bố DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002. đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trực tiếp liên quan vấn đề Biển đông. đến nay chính thức được các bên công nhận. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. đây là một hoạt động lập pháp bình thưọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Thuận lợi nhất hiện nay là nội bộ Trung quốc các học giả không đồng tình quan điểm, nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) ; nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta ngoài việc tuyên bố giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng sa để cho bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ , sớm đêÌ€ nghị giải quyết các tranh chấp chú‰ quyêÌ€n ở Biển đông, thông qua HiêÌ£p hôÌ£i các quốc gia đông Nam Á, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận, thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Cần phải được giải quyết kịp thời, không nên để kéo dài quá lâu. MINH TRÍ
 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay3,825
  • Tháng hiện tại51,323
  • Tổng lượt truy cập41,231,924
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây