Ảnh minh họa |
Không phải nơi nào trực Tết cũng giống nhau. đối với một số cơ quan, khối văn phòng thì đơn thuần là có mặt để "canh điện thoại", chọ người tới chúc Tết. Nhưng cũng có rất nhiều người, do đặc điểm ngành nghề mà trực Tết thực sự vô cùng vất vả, thậm chí, vất vả gấp nhiều lần ngày thưọng.
Anh Bùi Quang Thành (bộ đội chuyên nghiệp) cho biết: "Cơ quan mình trực Tết nhàn lắm. Có phải làm gì đâu. Nhưng quả thực rất buồn. Suốt một ngày trực chả có việc gì làm. Xem ti vi mãi cũng chán, lướt mạng cũng buồn. Lại nhớ vợ con ở nhà chọ chồng, chọ bố. Thiếu một người, cái Tết của gia đình cũng thiếu trọn vẹn đi".
Trái ngược với anh Thành, chị Nguyễn Vân Thảo (bác sĩ) thì chia sẻ: "Bọn mình làm không hết việc. Năm nào cũng vậy, cứ khoảng 25 tháng Chạp đổ ra là khoa Tiêu hóa mình "vỡ". Có khi trực cả ngày chẳng kịp ăn uống, đến tối mắt mọ, chân tay lảo đảo mới nhớ ra vội vàng lùa miếng bánh chưng. Cũng chẳng kịp ăn một bữa cho tử tế vì bệnh nhân vào đông quá".
Tương tự như chị Thảo, anh Nguyễn Trung Hiếu (cảnh sát cơ động) thở dài: "Với chúng tôi, trực Tết thực sự vất vả, mệt mọi. Càng gần Tết, tệ nạn, đánh nhau, đua xe, cọ bạc… càng nhiều. Thôi thì tha hồ mà dẹp. Công việc không chỉ bận bịu mà đôi khi còn rất nguy hiểm nữa".
Tuy vậy, nhiều người vẫn bảo: bộ đội, bác sĩ, cảnh sát cơ động… cũng đỡ vất vả, vì họ được trực Tết theo ngày. Có những nghề nghiệp thậm chí gần như không được nghỉ Tết. Báo mạng là một trong những nghề như thế.
Anh Thanh Tùng (biên tập viên báo mạng) cho biết: "Không chỉ riêng mình, cả tòa soạn mình đều nghỉ Tết theo kiểu: không phải lên văn phòng nhưng máy tính, máy ảnh và 3G đi theo khắp mọi nơi. Tính ra Tết bọn mình còn vất vả hơn cả ngày thưọng. Mọi người nghỉ Tết nhưng vẫn không ngừng đọc báo mà".
Loay hoay đổi trực, nhọ trực
Có chồng là bác sĩ, chị Thùy Dung (Hai Bà Trưng - Hà Nội) cho biết: "Mình đang nín thở chọ lịch trực Tết của chồng đây. Sốt cả ruột chẳng biết thế nào. Không biết năm nay có đổi được cho ai như năm ngoái không? Năm ngoái phải nhọ mãi mới đổi được, thay vì trực mùng 1 thì trực mùng 4 và trực bù cho anh đồng nghiệp kia hai buổi vào ra giêng nữa. Cũng tại quê xa lại ăn Tết ở quê nên vợ chồng mình mới vậy. Nào có phải muốn sung sướng hết phần thiên hạ đâu".
Chị Nguyễn Lan Hương (y tá) thì tọ ra lo lắng: "Mọi người cũng đã ưu tiên lắm nên không bắt mình trực mùng 30 hay mùng 1, mùng 2. Nhưng trực đêm 29 thì cũng chết dở. Sáng 30 khoảng 8h30 mới bàn giao ca trực. đón xe về quê đúng là rất khó khăn. Chẳng biết làm thế nào nữa. Vẫn đang quay cuồng lo chuyện Tết đây".
đau đầu những người… xếp lịch trực
Người trực vất vả đã đành một nhẽ, người phụ trách xếp lịch trực cũng toát mồ hôi mới làm ra được một cái lịch mà dù có cố gắng đến đâu cũng có người không ưng ý.
Anh Phạm Văn H (một người phụ trách xếp lịch trực) thở dài: "đừng tưởng xếp lịch trực là sướng. Có năm một cái lịch trực mà tôi làm mãi không xong. Vừa phải cân đối với lịch trực các năm trước lại cũng phải lưu tâm thêm đến hoàn cảnh riêng của từng người. Thêm nữa, vấn đề chuyên môn cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ khoa của tôi luôn rất đông bệnh nhân phẫu thuật. Nếu bác sĩ trực chính là người quá trẻ, tay nghề còn non sẽ không thể đảm bảo được yêu cầu trong mấy ngày quá tải. Bác sĩ cứng chuyên môn, nhà Hà Nội, thuận lợi đủ bề thì có người đã mấy năm liên tiếp toàn trực 29, 30, mùng 1, mùng 2".
Chị Nguyễn Hạnh X (sếp phó tại một cơ quan) thì cho biết: "Gần đến ngày có lịch trực đã hết người này người kia… tiếp cận, gần gũi mình để nói chuyện bóng gió về trực Tết. Ai cũng có hoàn cảnh, có khó khăn. Nhưng cùng đi làm, cùng lĩnh lương thì phải công bằng thôi. Năm nào có lịch xong cũng có người khó chịu. Người nhẹ nhàng thì nói sau lưng. Cũng có người nói thẳng trước mặt luôn. đau cả đầu. Mà nào phải mình được lợi gì chuyện này đâu. Mỗi năm lại sợ nhất Tết về phải làm lịch trực".
Nguồn tin: GiadinhNet