Huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông

Chủ nhật - 15/09/2013 08:47 1.403 0
Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông đang tạo nên bước phát triển về hạ tầng bền vững ở khu vực nông thôn. Bộ Giao thông - Vận tải đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc phối hợp với chính quyền các địa phương để huy động nguồn lực từ ngân sách, các doanh nghiệp trên địa bàn và người dân để xây dựng nhiều tuyến đường có chất lượng, tạo cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều tỉnh, thành.

Đánh giá về hoạt động đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, phong trào toàn dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn phát triển rộng khắp, với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã đạt nhiều kết quả tích cực. 5 năm qua đã huy động được gần 47.000 tỷ đồng vốn xây dựng GTNT, trong đó, Trung ương hỗ trợ hơn 12.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 19.000 tỷ đồng và nhân dân đóng góp gần 10.000 tỷ đồng, các nguồn khác hơn 5.300 tỷ đồng. Đáng chú ý, 18% trong số đó huy động từ nhân dân là hết sức ấn tượng. Ngoài ra, người dân cũng đóng góp hơn 165 triệu ngày công lao động xây dựng giao thông nông thôn.
Nhờ đầu tư nguồn lực lớn cho phát triển giao thông nông thôn, trong giai đoạn từ 2008 - 2013, đã có hơn 15.00km đường được mở mới, 74.000km đường được sửa chữa, nâng cấp; xây được hơn 7.000 cầu bê tông cốt thép và nhiều cầu liên hợp, cầu sắt, cầu treo, cầu gỗ. Đặc biệt là đã thay thế được gần 900 cầu tạm. Hiện cả nước đã có 9.051/9.200 xã có đường ô tô về trung tâm. Đường sá thuận lợi đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, giúp bà con tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Theo Chủ tịch UBND xã Sen Chiểu, Phúc Thọ, Hà Nội Khuất Duy Hương, từ năm 2007, tổng nguồn vốn khoảng 100 triệu đồng, dân đóng góp 70 triệu đồng, ngân sách của xã chỉ khoảng 30%. Đến nay xã cơ bản có đường giao thông cứng hóa, đang đầu tư làm đường giao thông nội đồng, phục vụ an sinh xã hội.
Mặc dù vậy, thực tế, hệ thống hạ tầng giao thông nói chung so với yêu cầu vẫn còn yếu kém. Đây vừa là điểm nghẽn nhưng cũng là điểm có thể tạo đột phá để phát triển. Do vậy, trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, Bộ Giao thông - Vận tải cùng các địa phương cần có nhiều giải pháp sử dụng tốt nguồn lực hiện có, đồng thời nghiên cứu chính sách huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, nhất là hình thức hợp tác công tư (PPP). Cùng với đó, việc xây dựng mô hình, bài học kinh nghiệm để nhân rộng hoạt động xây dựng giao thông nông thôn trên cả nước. Ngoài ra, Bộ Giao thông - Vận tải cũng đưa ra các hình thức ghi nhận tôn vinh những người dân có đóng góp lớn cho phong trào xây dựng nông thôn mới nói chung và làm đường giao thông nông thôn nói riêng.
Mặc dù đã có nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng, nhưng tới nay vẫn còn nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chưa được nâng cấp, nhiều dự án phải đình hoãn, đi lại khó khăn, không đảm bảo an toàn. Để từng bước khắc phục tình trạng này, Bộ Giao thông - Vận tải đang đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, nhà tài trợ và các địa phương trong quản lý, đầu tư phát triển giao thông nông thôn theo hướng bảo đảm huy động được nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác để phát huy hiệu quả đầu tư. Theo đó, các dự án hạ tầng giao thông nông thôn thời gian tới sẽ được tập trung nguồn vốn để một cơ quan chủ trì, hạn chế tình trạng nhiều bộ, ngành đồng chủ trì, dẫn đến hiệu quả quản lý, đầu tư hạn chế, khó nắm bắt tình hình và có phương án giải quyết kịp thời. Bộ Giao thông - Vận tải cũng thực hiện hiệu quả chương trình bảo trì giao thông nông thôn, thử nghiệm mặt đường nhằm tìm ra loại mặt đường phù hợp với điều kiện từng vùng để tăng tuổi thọ và giảm chi phí bảo dưỡng các công trình giao thông nông thôn.
Theo daibieunhandan.vn
 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay3,742
  • Tháng hiện tại55,112
  • Tổng lượt truy cập41,122,915
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây