20 năm sau ngày thành lập, huyện Cư Jút đã có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Diện tích tự nhiên của huyện hiện nay là 72.028ha (trong đó có gần 64.000 ha đất nông nghiệp). địa hình huyện khá bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, thích hợp cho các loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su, tiêu, điều, bông vải, mía, đậu đỗ Cư Jút có quốc lộ 14 đi qua, có khu công nghiệp Tâm Thắng, là cửa ngõ quan trọng của 2 tỉnh đắk Nông và đắk Lắk. Toàn huyện hiện có 88.204 cư dân gồm 19 dân tộc anh em (trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm tọ· lệ 6,5%; các dân tộc thiểu số khác chiếm 43,8% dân số của huyện). đồng bào các dân tộc sống hòa thuận và giữ gìn, phát huy tốt bản sắc văn hóa độc đáo đa dạng. Từ một nền kinh tế du canh du cư lạc hậu, đến nay đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa ở Cư Jút đã biết làm thủy lợi, trồng lúa nước và trồng các loại cây nông sản, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đọi sống không ngừng được cải thiện.
Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cư Jút bình quân mỗi năm đạt 15,8% trở lên, trong đó công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 20,7%; nông - lâm nghiệp tăng 6,7%; thương mại - dịch vụ tăng 18,2%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực với: 48% là công nghiệp - xây dựng cơ bản; 29% nông - lâm nghiệp; 23% thương mại - dịch vụ; tổng giá trị sản phẩm đạt 1.407 tỷ đồng - vượt hơn 1.000 tỷ đồng so với hồi mới thành lập huyện.
Song song với việc phát triển mạnh kinh tế, huyện Cư Jút hết sức chú ý thúc đẩy các hoạt động văn hóa xã hội. Nổi bật nhất là sự nghiệp giáo dục & đào tạo (GD & đT), quy mô mạng lưới trường lớp các bậc học được mở rộng đều khắp. Năm học 2010 - 2011, toàn huyện có 44 trường - 23.670 học sinh (HS), trong đó HS dân tộc thiểu số tại chỗ có 1.389 em, bình quân 3,5 người dân có 1 người đi học. Hiện nay toàn huyện huy động trẻ đến trường đạt 98%; 96% số phòng học đã kiên cố hóa, không còn tình trạng học dồn học ghép. Cư Jút đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS năm 2008 và năm 2009 đạt phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi. 99% cán bộ quản lý GD và giáo viên (GV) đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo, chất lượng dạy và học toàn huyện từng bước được nâng lên. Huyện đang thúc đẩy công tác xã hội hóa GD, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho sự nghiệp GD & đT, đúng như chủ trương của đảng coi sự nghiệp GD & đT là "Quốc sách hàng đầu". 100% xã - thị trấn của Cư Jút đã thành lập trung tâm học tập cộng đồng và hội khuyến học. So với khi mới thành lập huyện, đến nay số trường tăng 21 lần, số lớp tăng hơn 10 lần; số HS tăng gần 11 lần, số CB - GV tăng 16 lần. CB - GV của huyện, suốt 20 năm qua đã không ngừng bám trụ trường lớp, vượt khó, năng động, sáng tạo vươn lên. Họ là những bông hoa quý của "Sự nghiệp trăm năm trồng người" đầy thử thách và vinh quang. đảng bộ - chính quyền và nhân dân huyện Cư Jút rất tự hào và biết ơn về các thầy cô giáo của mình, trên vùng đất biên giới cao nguyên xa xôi này.
Trong việc chăm lo đọi sống tinh thần cho bà con huyện nhà, lãnh đạo huyện cũng tập trung tăng cưọng đầu tư phát triển các hoạt động văn hóa - thông tin - thể dục thể thao - y tế - chăm sóc bảo vệ trẻ em - chính sách an ninh xã hội 8/8 xã - thị trấn đã có trạm y tế khang trang, huyện đang xây dựng mới Bệnh viện đa khoa Cư Jút 150 giưọng bệnh; tọ· lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,6% - mức giảm sinh 1,1 phần nghìn; tọ· lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn 24%. đến nay toàn huyện có 95% cơ quan, 80% thôn - buôn - bon - tổ dân phố và 85% gia đình đạt danh hiệu "đơn vị văn hóa", "Gia đình văn hóa". Sóng phát thanh - truyền hình phủ kín 8/8 xã - thị trấn. Quỹ "Vì người nghèo" của huyện đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 71 căn "Nhà tình nghĩa", làm 318 căn "Nhà đại đoàn kết", 179 căn nhà được xóa cảnh dột nát tạm bợ - từ sự đóng góp hơn 2 tọ· đồng của các tổ chức và các nhà hảo tâm. Hàng năm, huyện đều thăm họi tặng quà các gia đình chính sách, các đơn vị lực lượng vũ trang, những người cô đơn tàn tật không nơi nương tựa trên địa bàn huyện với trị giá 750 - 800 triệu đồng/năm.
Đặc biệt, từ Chương trình 168 và Chương trình 134 của Chính phủ, huyện Cư Jút luôn luôn quan tâm giải quyết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, hệ thống nước sinh hoạt, cây giống, vật nuôi cho bà con các dân tộc thiểu số. đến nay, cơ bản Cư Jút đã xóa được nạn đói kinh niên, từ chỗ hơn 90% hộ dân đói nghèo lúc mới thành lập huyện - nay chỉ còn 5%. Thu nhập bình quân toàn huyện hiện nay đạt trên 14,5 triệu đồng/người/năm. Bộ mặt nông thôn Cư Jút đang khởi sắc từng ngày. An ninh quốc phòng được giữ vững. Công tác xây dựng - phát triển đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể quần chúng đã và đang được tăng cưọng hơn bao giọ hết. Hiện nay, 100% thôn - buôn - bon của huyện đã có điện lưới quốc gia; gần 50% đường giao thông liên xã liên thôn đã nhựa hóa bê tông hóa; 90% hộ dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, 100% số xã có tuyến xe buýt và có điểm bưu điện.
Kỷ niệm 20 năm thành lập, đảng bộ và nhân dân huyện Cư Jút đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 của Chủ tịch nước trao tặng. Với sự đoàn kết năng động, nhất định huyện Cư Jút sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, giàu đẹp!