Kết quả nghiên cứu mới về Kinh thành Thăng Long

Thứ hai - 09/01/2012 02:51 2.168 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Ngày 6/1, Viện Khảo cổ học tổ chức tọa đàm "Kết quả nghiên cứu mới về Kinh thành Thăng Long qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử", với sự tham gia của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, đại học Osaka, Trung tâm bảo tồn Di sản văn hóa Quốc gia Nara, Hiroshima, Waseda, đại học nữ Showa...
đây là buổi tọa đàm giữa 2 nhóm nghiên cứu Kinh thành Thăng Long qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử giữa Việt Nam và Nhật Bản.

 

Sơ đồ Hoàng thành cổ
Tiến sĩ Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành cho biết: Có nhiều nhận thức mới về kiến trúc thời Lý tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu mà trước năm 2008 chưa xác định được. Kiến trúc khu A-B là kiến trúc 13 gian, mỗi vì có 6 hàng cột, hàng cột hiên được xây dựng ngay từ đầu. Toàn bộ gian tiếp nối giữa 2 khu trong và ngoài là gian lớn nhất, trung tâm của khu nhà. Giữa 2 gian nhà có lan can thềm bậc với nhiều bậc đá...

Phát hiện quan trọng, phản ánh sự phong phú, đa dạng trong quy hoạch đô thị và tính độc đáo của nghệ thuật kiến trúc thời Lý so với các kinh thành châu Á, đồng thời phản ánh tính chất đặc biệt quan trọng của khu di tích đó là các công trình kiến trúc bát giác và lục giác. Bằng chứng khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu cho thấy rõ, các công trình kiến trúc thời đại La từng được xây dựng quy mô, kiên cố và có lịch sử phát triển liên tục trong suốt gần 2 thế kọ·.


Dấu tích kiến trúc thời Lý - Trần ở hố D4 - D6 (khu D). Ảnh chụp lại từ cuốn Hoàng Thành Thăng Long, quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị APEC 2006)

Sự xuất hiện kỹ thuật gia cố móng trụ sọi có quy mô lớn và kiên cố cùng những bước tiến trong quy hoạch mặt bằng với sự quy chuẩn về phương vị, thước đo hoặc việc sáng chế ra những loại ngói và phù điêu trang trí trên mái cung điện mang sắc thái độc đáo, riêng biệt của kiến trúc Việt Nam, phản ánh sự cống hiến quan trọng cho nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam dưới Vương triều Lý. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long biểu hiện 3 giá trị mang tính nổi bật toàn cầu là sự độc đáo, tính sáng tạo trong quy hoạch đô thị và nghệ thuật trang trí kiến trúc; sự giao thoa và hội tụ các nền văn hóa châu Á; tính liên tục và lâu dài của Trung tâm quyền lực. Các nhà khoa học cho rằng, hiện nay còn nhiều địa điểm tại Hoàng thành Thăng Long có nhiều tiềm ẩn cho những nghiên cứu, phát hiện mới trong tương lai.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Momoki Shiro, đại học Quốc gia Osaka, chuyên gia lịch sử Việt Nam thời Lý - Trần: Kinh đô Thăng Long thời Lý đã có nhiều chức năng chính trị - hành chính, quân sự, tôn giáo... Song việc xác định vị trí và quy mô các cung điện, cơ quan hành chính, trung tâm tôn giáo... thật khó. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu bằng phương pháp sử học, khảo cổ học và các phương pháp khoa học khác để có thể bàn bạc thật cụ thể và sâu sắc về tính liên tục và riêng biệt của kinh đô Thăng Long trong các giai đoạn Lý, Trần, Lê. Trong đó, không những quan điểm kiến trúc và quy hoạch đô thị, mà còn các quan điểm khác như quyền lực chính trị, tôn giáo - tư tưởng, kinh tế - xã hội... được áp dụng một cách tổng hợp. đây là công việc không dễ dàng nhưng hết sức hấp dẫn.


Minh Nguyệt

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay9,433
  • Tháng hiện tại115,175
  • Tổng lượt truy cập41,495,504
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây